Lén lút “khai quật” cá nóc độc bị tiêu hủy để đem bán

Trong tháng 10 và 11/2012, Công an huyện Đức Phổ và Đội quản lý thị trường số 2 liên tục bắt các vụ cá nóc độc được ngư dân bán ra thị trường. Số cá này sau đó đã bị chôn tiêu hủy nhưng các đối tượng lại “khai quật”, lấy lại cá đem bán.

Số cá nóc độc bị cơ quan chức năng thu giữ
Số cá nóc độc bị cơ quan chức năng thu giữ

Đầu tháng 10/2012, Đội quản lý thị trường số 2 phát hiện và bắt 7 tấn cá nóc tại cảng Mỹ Á thuộc xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ); ngày 25/11, Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp Công an huyện Đức Phổ ngăn chặn và bắt trên 4 tấn cá nóc tại cảng Sa Huỳnh (thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ).

Với số cá nóc trên, cơ quan chức năng tiến hành đào hố chôn để tiêu huỷ. Tuy nhiên, đêm cùng ngày, nhiều người dân đã lén lút đào hố chôn để lấy lại cá nóc, đem cung cấp lại cho các điểm chế biến mắm hoặc tiêu dung khác.

Qua ngày 29/11, cơ quan chức năng lại phát hiện và thu giữ 1,5 tấn cá nóc tại cảng Sa Huỳnh, hơn 1 tấn cá nóc tại Trại thu mua hải sản của bà Võ Thị Thu Nghé (ở thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh) và 500 kg cá nóc khác chưa xác định chủ sở hữu.

Cũng với phương pháp tiêu hủy bằng cách đào hố chôn, lần này, vị trí chon cá nóc nằm cách xa cảng Sa Huỳnh gần 40km nhằm tránh người dân lấy trộm lại cá. Nhưng trong đêm 29/11, người dân thuộc xã Phổ Thạnh lại lén lút đào hố chôn cá nóc lên, thuê xe ô tô tải mang BKS 77L - 3433 do ông Dương Văn Minh (ngụ ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) cầm lái, vận chuyển cá đem bán.

Theo hoạt động ở cảng Sa Huỳnh, thời gian từ 5h00 đến 8h00 hàng ngày, các tàu thuyền đánh cá của ngư dân ở xã Phổ Thạnh và xã Phổ Châu thường cập cảng sau một đêm khai thác cá. Riêng nguồn cá nóc, ngư dân tập trung lại bán cho một số đầu nậu chuyên thu mua; theo giá thị trường là 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Ngư dân Huỳnh Văn T. cho biết: “Để bắt loại cá nóc này, chúng tôi không phải đi xa, nguồn thu nhập cũng khá. Tuy người dân biết cá nóc rất độc, nhưng tiếp xúc dần thành quen. Nếu trúng cá nóc thì chúng tôi bán cho các đầu nậu, còn gặp cá ăn bình thường tôi bán ở chợ. Mà phải vận dụng tiêu thụ sản lượng cá, chứ mất công chúng tôi ra biển và cả phí tổn nữa”.

Điều nguy hiểm là số cá nóc độc hôi thối đã bị chôn tiêu hủy lại bị đào lên, đem chế biến thành nước mắm, hoặc cá đóng hộp, cá viên chiên, chả cá và bán ra thị trường. Khi đến tay người tiêu dung, các độc tố từ cá nóc hôi thối là mối nguy hại không nhỏ đến tính mạng con người.

Đã có không ít trường hợp tử vong vì ăn cá nóc. Gần đây nhất, vào tháng 2/2011, ngư dân Lê Châu T. (ngụ thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) tử vong do ăn cá nóc, con trai ngư dân T. nguy kịch đến tính mạng.

Dân Trí
Đăng ngày 12/12/2012
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:23 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:23 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:23 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:23 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:23 26/11/2024
Some text some message..