Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe, chuyển hóa chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch của động vật nuôi. Sau khi động vật được sinh ra, hệ vi sinh vật đường ruột của chúng dần dần được tập hợp lại. Sự tập hợp hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe vật chủ. Và có nhiều quan tâm đến mối quan hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sự tăng trưởng hoặc sức khỏe của động vật thủy sản.
Thức ăn công nghiệp rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao nhưng không được tôm tiêu hóa và hấp thu một cách hiệu quả. Do đó, thức ăn được thải ra môi trường sẽ rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước chính vì thế thức ăn lên men chứa men vi sinh đã trở thành một giải pháp hiệu quả và tối ưu trong những năm gần đây. Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
Cám gạo là những phụ phẩm chính từ gạo, chúng có thể chứa 40% carbohydrate và mức độ vừa phải của protein thô (12%) và lipid (21%). Hiện nay cám gạo lên men với probiotics được ứng dụng rộng rãi trong ương nuôi copepoda và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nghiên cứu trên tôm thẻ chân trắng còn hạn chế nên nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hỗn hợp cám gạo lên men và tổ hợp vi khuẩn Bacillus và Lysinibacillus (RB + BLb) đối với cấu trúc ruột và thành phần cộng đồng vi khuẩn trong đường ruột tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), cũng như ảnh hưởng của nó đến hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.
Hỗn hợp cám gạo lên men bổ sung phối hợp các chủng vi sinh giúp tăng cường miễn dịch ở trên thẻ.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bao gồm đối chứng, cám gạo lên men RB, hỗn hợp cám gạo lên men Bacillus và Lysinibacillus RB + BLb và hỗn hợp cám gạo lên men + chế phẩm sinh học thương mại (RB + Com). Cám gạo được lên men trước trong 24 giờ, được cho trực tiếp vào nước nuôi của tôm giống trong 4 tuần. Sau 4 tuần tôm sẻ được đánh giá tốc độ tăng trưởng, mô học, hình thái ruột và thành phần vi khuẩn trong đường ruột ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.
Kết thúc thí nghiệm, nghiệm thức cám gạo lên men + vi khuẩn Bacillus có năng suất sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt hơn so với lô đối chứng.
Hơn nữa, các phân tích mô học cho thấy rằng tôm được điều trị bằng Bacillus và Lysinibacillus đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng so với các phương pháp điều trị khác, bằng cách làm tăng dự trữ lipid của tế bào biểu mô gan tụy.
Phân tích thành phần quần xã vi khuẩn trong đường ruột tôm thẻ cho thấy các họ phổ biến nhất là Rhodobacteraceae, Vibrionaceae và Flavobacteriaceae. Nghiệm thức cám gạo lên men kết hợp với chế phẩm sinh học thương mại cho thấy số lượng Rhodobacteraceae nhiều hơn các nghiệm thức còn lại, số lượng Vibrionaceae được tìm thấy nhiều ở nghiệm thức được xử lý bằng cám gạo chưa lên men (RB) hoặc RB + Com, khi so sánh với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung cám gạo lên men+ hỗn hợp Bacillus và Lysinibacillus.
Số lượng họ Flavobacteriaceae thấp hơn đáng kể ở nghiệm thức RB + BLb và RB + Com so với nhóm đối chứng và nghiệm thức bổ sung cám gạo lên men.
Những kết quả này có thể giải thích một phần cơ chế hoạt động mà nhờ đó việc sử dụng cám gạo lên men với một nhóm vi khuẩn probiotic mang lại những tác động có lợi cho nuôi tôm, góp phần đa dạng thành phần vi sinh đường ruột.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung cám gạo lên men kết hợp với vi khuẩn Bacillus và Lysinibacillus giúp gia tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột và lấn áp được các loài vi khuẩn gây hại. Do mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và hệ thống miễn dịch của vật chủ, người ta thường cho rằng sự giảm đa dạng vi khuẩn trong ruột có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khởi phát bệnh.
Báo cáo gốc: Effect of rice bran fermented with Bacillus and Lysinibacillus species on dynamic microbial activity of Pacific white shrimp (Penaeus vannamei). doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.735958