Lênh đênh “bò gù” nước Việt - Kỳ cuối: Ai “chống lưng” bò gù?

Đã có rất nhiều chính sách vì “một nền công nghiệp bò gù (cá ngừ đại dương) vững mạnh”. Thế nhưng “từ nói đến làm” đang còn quá nhiều khập khiễng nên cứ phải tìm kế “chống lưng” cho bò gù...

Điểm sạt lở đang nằm chờ tu sửa ở cảng cá phường 6 (Tuy Hòa).
Điểm sạt lở đang nằm chờ tu sửa ở cảng cá phường 6 (Tuy Hòa).

Lùng bùng cảng cá

Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry - Phó trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng, TP.Tuy Hòa - người được dân bò gù luôn lưu số di động, hầu như suốt ngày chỉ nói chuyện với “bò”, bất kể giữa biển hay về bến. “Cái cảng phường 6 này, hễ có tí lũ và triều cường, là bị bồi lấp, tàu bè “bó tay”. Bà con ngư dân đã nhiều lần đề nghị phải phục hồi lại kè số 1 phía tây nhằm để chắn lũ gây bồi cát…” - thượng úy Ry bộc bạch.

Ông Phan Thuẫn - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, TP.Tuy Hòa nhận xét: “Số lượng tàu bè, hải sản rất lớn qua cảng cá phường 6 nhưng diện tích, trang thiết bị, cách điều hành… hết sức luộm thuộm.

Rồi ông Thuẫn nhấn mạnh: “Cảng này lại càng lùng bùng, thả nổi hơn khi được giao từ Sở NNPTNT về Phòng Kinh tế TP.Tuy Hòa quản lý. Kinh phí ra sao không biết nhưng thấy hoạt động cảng yếu quá, ngày càng xuống dốc. Cầu cảng thì rỗng ruột, bị sạt lở liên miên mà việc khắc phục sửa chữa luôn chắp vá, chậm chạp. Có đoạn cầu cảng bị sụp lở thành hầm hàm ếch, trôi hàng chục mét khối thân ruột nhưng phải lấy cây lá che chắn tạm bợ… Nếu không sửa chữa đúng mức, việc sạt lở cảng sẽ rất nguy hiểm cho tàu bè, nhà cửa, tính mạng người dân trong khu vực…”.

Xa hơn nữa, việc nâng cấp cho ra cảng “bộ mặt” bò gù Việt Nam thì ông Thuẫn… không dám mơ! Nhưng với việc cửa sông Đà Rằng luôn bị bồi lấp, tàu bè liên tục mắc cạn, ông Thuẫn đã sốt ruột cùng mấy người bạn già lập “tổ hoa tiêu” để hàng ngày theo dõi, điện đàm hướng dẫn cho tàu vào ra cảng phường 6…Còn ông Phan Khánh - Trưởng phòng Kinh tế TP.Tuy Hòa thì nói: Đã trình các cấp về việc sửa chữa, nâng cấp cảng cá phường 6, nạo vét cửa biển vào cảng nhưng… chưa biết khi nào hiện thực(!?).

Nắm đằng chuôi...

Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 là một tổ chức hiếm hoi đang quyết tâm “sống chết” với ngành bò gù, bởi họ được “nuôi” bằng chính những đồng tiền do ngư dân đóng góp. Chủ tịch Phan Thuẫn cho biết: Tàu hoạt động tại cảng đóng góp 200.000 đồng/chiếc/năm; riêng mấy tháng đầu năm nay thu được 42 triệu đồng nhưng đã phải chi một phần để mua mấy dây neo loại lớn phục vụ việc kéo tàu mắc cạn khi ra vào cửa Đà Rằng.

Về chuyện giá cả bò gù luôn “bấp bênh” gây bất an cho ngư dân, ông Thuẫn lý giải: Bởi tư thương đang nắm “đằng chuôi” và Nhà nước khó can thiệp. Các đầu nậu có vốn, họ bỏ tiền cho chủ tàu đầu tư phí tổn đi bò gù, thì họ phải có lợi. Chủ tàu đó buộc phải bán cá cho họ, bất kể giá nào; họ đã “alô” với nhau thì cứ giá đó mà thi hành. Hầu hết các đầu nậu đều cho vay không tính lãi (hoặc lãi thấp), chứ nếu đi vay nóng bên ngoài thì lãi mẹ đẻ lãi con, dân câu bò gù càng “ngắc ngoải”…

Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry chia sẻ: “Bà con ngư dân làm bò gù rất khổ cực. Sản lượng mỗi tàu chẳng bao nhiêu, nhưng giá cả bấp bênh, lên xuống chóng mặt. Đây là cảng bò gù lớn nhất nước, có 8 cơ sở của tư nhân đang thống lĩnh thu mua sản phẩm. Mức giá cả mỗi ngày là do họ đưa ra, chứ không thể có ai can thiệp được!”.

Từ lâu rồi, ý tưởng xây dựng một “chợ đấu giá cá ngừ đại dương” của chính quyền tỉnh Phú Yên đã được đưa ra, nhưng vẫn mãi là… ý tưởng. Riêng Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên thì đại hội thành lập rộn ràng, hoành tráng mấy năm rồi nhưng giờ… chả thấy đâu!

Cứ ngỡ, thu nhập từ nghề đi bạn khá rủng rỉnh, nhân lực sẽ ùn ùn kéo đến. Nào ngờ, nhiều ngư dân cho biết nghề bò gù may rủi lắm, đang tính giải nghệ vì chịu không nổi cường độ làm việc. Riêng ngư dân Ngô Tấn Sĩ cho biết: “Cũng vì lo cho mấy đứa con học hành mà phải bám bò gù đến hơn 40 tuổi! Tui tính nghỉ hẳn để về làm nghề vận tải… cộ bò cho chắc chuyện…”. Mấy chủ tàu thì lúc nào cũng dáo dác lo thiếu bạn, đành phải chạy “săn” dân “ngoại đạo” nhưng cũng chẳng mấy người hào hứng bước chân lên tàu…

Từ lâu rồi, ý tưởng xây dựng một “chợ đấu giá cá ngừ đại dương” của chính quyền tỉnh Phú  Yên đã được đưa ra, nhưng vẫn mãi là... ý tưởng. Riêng Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên thì đại hội thành lập rộn ràng, hoành tráng mấy năm rồi nhưng giờ... chả thấy đâu!

 

Dân Việt
Đăng ngày 02/11/2012
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 21:38 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 21:38 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 21:38 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 21:38 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:38 25/12/2024
Some text some message..