Lênh đênh “bò gù” Việt: Quá nhiều ngang trái

Không biết bao nhiêu tai ách trên “đường đi” của bò gù từ biển Việt đến bàn ăn. Yếu kém, tiêu cực đã kéo chậm sự phát triển của nền công nghiệp bò gù nước nhà...

Sơ chế bò gù tại một điểm thu mua ở cảng phường 6
Sơ chế bò gù tại một điểm thu mua ở cảng phường 6 (Tuy Hòa).

Tư duy “mau thấy”

Lâu nay, dân khai thác bò gù ở Phú Yên làm ăn khá ổn với kiểu câu vàng (dân địa phương gọi là câu dàng). Với kiểu này, ngư dân giăng cước với nhiều chùm lưỡi câu trong vòng nhiều cây số vuông, rồi đi thu cá dính câu, chất lượng cá rất tốt. Thế nhưng chính dân chuyên nghề này tại nhiều tỉnh khác đang tự đánh mất thương hiệu bò gù Việt Nam, khi ồ ạt du nhập, bắt chước kiểu câu đèn của ngư dân Trung Quốc. Đó là cách câu dùng bóng đèn cao áp (cỡ 2.500W) chiếu sáng để câu bò gù ngay cạnh mạn tàu. Đây là kiểu câu tận diệt bò gù cả lớn lẫn bé.

Theo các ngư dân, loại đèn câu này được sản xuất tại Trung Quốc, có “chất gì không biết nhưng rất độc”. Đèn này chiếu ra rất nóng, gây nhức mắt, đau đầu, bỏng sạm da nhiều ngư dân và giảm hẳn chất lượng thịt bò gù vì thịt bị đỏ bầm, phân hủy rất nhanh. Bò gù câu đèn luôn được mua chỉ bằng một nửa giá so với câu vàng. Như hiện tại, giá bò gù câu vàng (loại 1) 170.000 đồng/kg, trong lúc bò gù câu đèn (cùng loại) chỉ 95.000 đồng/kg. Cá loại 1 thường xuất sang Mỹ và Nhật, lên thẳng máy bay; các loại còn lại thường xuất sang các nước châu Á khác hoặc sử dụng trong nước.

Theo ông Phan Thuẫn - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, TP.Tuy Hòa, lúc này, tàu bò gù câu đèn ở Phú Yên chỉ còn chiếm dưới 5%, còn tỷ lệ câu đèn của ngư dân Bình Định, Khánh Hòa vẫn còn rất cao. “Bởi thế, sản lượng bò gù của Bình Định, Khánh Hòa đang cao hơn Phú Yên, nhưng giá trị thu nhập lại thấp hơn. “Thống kê cho thấy, đầu tàu bò gù Bình Định và Khánh Hòa cũng đang nhiều hơn tại Phú Yên, sản lượng tăng mạnh nhưng chủ tàu chỉ đầu tư cấp thời kiểu câu đèn, nếu bò gù thất thu thì sẵn sàng chuyển sang đánh bắt “món” khác. Còn ngư dân Phú Yên chuyên nghiệp hơn, sống chết với bò gù, chủ yếu “nói không” với câu đèn nên chất lượng, giá trị bò gù ở đây luôn vượt hẳn các tỉnh khác…” - ông Thuẫn nói.
Phát triển kiểu “mau thấy” rồi dân bò gù cũng tự “nhìn ra vấn đề”, nhiều chủ tàu muốn trở lại kiểu câu vàng nhưng lại tiếc của vì đã lỡ đầu tư bạc triệu vào thiết bị câu đèn…

Bò gù… tiêu cực

Trao đổi với đại diện các cơ quan chức năng xung quanh thực hiện hỗ trợ tiền dầu (theo Quyết định số 48 của Thủ tướng Chính phủ) thì ai cũng úp úp mở mở: “Đây là chuyện “nhạy cảm, bí mật”. Trong lúc đó, dân câu bò gù bức xúc, kiện cáo tùm lum, tòe loe. Chung quy, “cùng ra khơi, cùng ký xác nhận nhưng tàu có tiền, tàu lại không”.

Ông Phan Thuẫn cho hay: Vừa qua, bà con ý kiến rất căng thẳng về cách xét duyệt của cơ quan chức năng, nghiệp đoàn đã tổ chức đối thoại giữa hai bên. Tại đây, ông Nguyễn Hữu Vinh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản Phú Yên cho biết: Năm 2011, có trên 200 hồ sơ xin hỗ trợ đã không được xét duyệt; năm nay cũng đã có hàng chục hồ sơ khác bị “lắc”. Ông Vinh thừa nhận: Có trường hợp ngư dân thiệt thòi khi tàu bò gù vào đảo (hoặc nhà giàn) ký xác nhận nhưng chỉ huy không báo cáo về Hải quân Vùng 4, thế nên nhiều hồ sơ đã bị “lắc đầu” khi tổ xét duyệt đến xác minh.

Phát triển kiểu “mau thấy” rồi dân bò gù cũng tự “nhìn ra vấn đề”, nhiều chủ tàu muốn trở lại kiểu câu vàng nhưng lại tiếc của vì đã lỡ đầu tư bạc triệu vào thiết bị câu đèn…
Nhiều ngư dân nói: “Cần kíp lắm chúng tôi mới ghé tàu vào đảo, bởi không ít chiếc đã bị hư hỏng, phải thoát người, bỏ lại tàu giữa biển, cũng vì… ký xác nhận “có xa bờ”! Làng bò gù đang râm ri, sục rục cũng vì cái chuyện “có có, không không” trong việc xác nhận, hỗ trợ này…”.

Nhiều cán bộ trong các ngành liên quan, cũng công nhận đang “có vấn đề” trong việc xét duyệt hồ sơ hỗ trợ xăng dầu cho tàu đánh bắt xa bờ. Nhiều vị chức sắc đã chính thức lên tiếng: Cần minh bạch, khoa học, công bằng hơn trong vấn đề này. Thế nhưng mọi việc vẫn “nếp cũ mà làm”.

Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều chủ tàu bò gù “tiêu cực” trong làm hồ sơ hỗ trợ, thế nhưng chuyện cán bộ tiêu cực thì cứ mãi “úp úp mở mở”. Cuối tháng 10.2012, Công an Phú Yên cho biết đã bắt quả tang một nhân viên lái xe (của Chi cục Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên) đang nhận 3 triệu đồng của một ngư dân ở phường 6, TP. Tuy Hòa để “bôi trơn” việc xin hỗ trợ dầu cho tàu đánh bắt xa bờ (theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ). Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra mở rộng và khả năng sẽ liên quan đến nhiều kẻ ngư dân đánh bắt bò gù…

Dân Việt
Đăng ngày 02/11/2012
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:59 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:59 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:59 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:59 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:59 25/12/2024
Some text some message..