Li kì chuyện "thần Kim quy" ở bản Bún

Từ xa xa, phóng tầm mắt, người ta dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi Tây bắc.

rùa núi
Phiến đá hình rùa kỳ lạ ở bản Bún

Rùa núi khổng lồ

Không ai biết chính xác những hòn đá mang hình dáng con rùa xuất hiện ở bản Bún (Mộc Châu, Sơn La) có từ bao giờ. Chỉ biết từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi đó như một thứ kỳ quan thiên nhiên hiếm có và gắn với đó là bao truyền thuyết li kì.

Dẫn chúng tôi đi bộ trên quãng đường đồi dài hàng chục km dưới cái gió rét buốt cắt da của núi rừng Tây bắc, ông cựu trưởng bản Mùa A Tu kể rằng, bản Bún cũng mới hình thành được vài chục năm. Cả bản chỉ có vài chục nóc nhà sàn thấp lè tè, người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, quanh năm chỉ biết gắn bó với núi rừng không mấy ai biết tới cuộc sống phồn hoa của thế kỷ 21.

Ông A Tu bảo rằng, lúc còn bé ông được nghe cha ông kể về cánh rừng ở bản Bún trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm người ta thường nghe những tiếng tru tréo kèm theo đó là di chuyển ầm ầm vọng xuống tận chân núi. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều voi lớn sinh sống nhưng không một ai từng tận mắt chứng kiến.

Trái lại, có người liều lĩnh lên rừng đã phát hiện những dấu chân lớn có hình dạng giống như vết chân của rùa. Cũng từ đó người ta thường đồn đại về loài rùa núi khổng lồ đang trú ngụ trên cánh rừng ở bán Bún.

Phần mai rùa đá y hệt mai rùa thật.
Phần mai rùa đá y hệt mai rùa thật.

Dù không biết chắc chắn có rùa khổng lồ không nhưng những người dân bản Bún cũng bảo nhau không xâm phạm đến cánh rừng. Những người thợ săn cũng chỉ săn bắn ở bìa rừng chứ tuyệt nhiên không đi sâu vào bên trong.

"Trải qua mấy trăm năm, sau một đêm mưa bão, sấm chớp đùng đùng, cây cối đổ nghiêng ngả, người dân kéo nhau lên xem thì bất ngờ thấy xuất hiện những phiến đá lớn có hình dáng y hệt con rùa khổng lồ nằm rải rác trên đồi. Nhiều người lấy làm lạ cho rằng đây là đất của thần kim quy, là khu đất địa linh nên đã rủ nhau lập nhà ở xung quanh và hằng ngày trông coi những phiến đá kỳ lạ", ông A Tu kể lại.

Ban đầu bản còn có tên là bản rùa nhưng về sau, nhiều người dân kéo đến sinh sống đã lấy tên là bản Bún để làm địa danh.

Những phiến đá kỳ lạ

Mất chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đặt chân được đến bãi đá hình rùa của bản Bún. Từ xa xa, phóng tầm mắt, dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi Tây bắc.

Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún
Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún

Không chỉ có một, rùa đá khổng lồ có tới hàng chục "con" nằm len lỏi trên những sườn đồi của bản Bún. Trên phần mai rùa, những rãnh hoa văn thường thấy như ở rùa thật hết sức rõ nét. Nếu như theo đúng câu chuyện của người dân bản Bún truyền tai nhau lại thì những phiến đá này không khác gì hóa thạch của loài rùa núi khổng lồ.

Ông cựu trưởng bản bảo rằng, ngày xưa có một số phiến đá nhỏ đã bị cánh lâm tặc phát hiện và hò nhau đào bới mang đi bán cho những "đại gia" thích chơi sang. Những phiến đá còn lại là vì trọng lượng quá lớn không thể đào mang đi được. Người dân ở đây sau khi phát hiện đá rùa bị đào trộm cũng cảnh giác để ngăn chặn.

Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.
Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu hay tin từng tìm lên bản Bún để chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của những phiến đá rùa kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được, cho đến nay đó vẫn như một điều kỳ lạ của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Vào những ngày Tết, người dân ở bản Bún thường làm lễ tế rùa đá, họ coi những phiến đá như một vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát. Trong ngày lễ, mỗi nhà sẽ phải mang tới một con gà và một đĩa xôi sau đó làm lễ cúng, đợi khi cháy tắt hương mới được ra về. Mỗi nhà sẽ tự tìm cho mình một phiến rùa đá thích hợp trong bãi đá để làm lễ cúng.

Trẻ con bị bệnh tật đau ốm thường được bố mẹ mang ra đặt ngồi lên mai của rùa đá vì họ tin rằng đứa bé sẽ được thần kim quy che chở và tiếp thêm sức mạnh để đứa trẻ có được sức khỏe dồi dào. 

Theo Infonet
Đăng ngày 06/08/2013
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 19:35 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 19:35 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 19:35 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 19:35 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 19:35 28/01/2025
Some text some message..