Lịch mùa vụ và khuyến cáo nuôi thủy sản Hậu Giang năm 2018

Căn cứ vào kết qua nuôi thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang xây dựng Thông báo lịch mùa vụ nuôi thủy sản và định hướng một số số đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 như sau:

Lịch mùa vụ và khuyến cáo nuôi thủy sản Hậu Giang năm 2018
Hình. Mô hình lúa tôm tại Hậu Giang

1.   Hình thức nuôi

-  Khuyến khích người nuôi theo quy trình an toàn thực phẩm. Ngoài ra để hạn chế rủi ro trong vụ nuôi và ảnh hưởng đến môi trường cần đa dạng hóa đối tượng nuôi bằng hình thức nuôi kết hợp nuôi ghép trên cùng diện tích nuôi.

- Tùy vào kiện, môi trường vùng nuôi và điều kiện kinh tế của hộ nuôi có thể áp dụng một số hình thức nuôi như sau:

+ Nuôi thâm canh: Cá tra nuôi tập trung theo “Quy hoạch chi tiết của nuôi, chế biến cá tra tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy.

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Một số đối tượng cá đồng có thể nuôi trên phạm vi toàn tỉnh trong đó tập trung nuôi tại các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ.

+ Nuôi quảng canh, quảng  canh  cải  tiến:  Nuôi ruộng, nuôi ao  mương vườn với các đối tượng  như cá đồng, tôm càng xanh, tôm sú… Có thể nuôi trong toàn tỉnh, tập trung tại thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, các huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp. Riêng nuôi tôm sú trên ruộng lúa chỉ phát triển nuôi ở vùng ngoài ê thuộc huyện Long Mỹ.

+ Nuôi thủy sản lồng/bè, vèo: Cá lóc, cá thát lát, cá diêu hồng, ếch...có thể nuôi trên các tuyến sông lớn trong tỉnh, tập trung tại thị xã Long Mỹ, các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành…

+ Áp dụng hình thức nuôi ghép: Cá thát lát, cá rô đồng, cá lóc, cá trê vàng nuôi ghép với cá sặc rằn, cá hường cá rô phi…

2.   Lịch mùa vụ nuôi một số đối tượng thủy sản chủ lực

TT  

Đối tượng

Thời gian thả giống

    (Theo dương lịch)         

Mật độ thả giống

(con/m2)

1

Cá Tra

-   Vụ 1: Tháng 2 - 4

-   Vụ  2: Tháng 8 - 9

30 - 40

2

Cá rô đồng

-   Vụ 1: Tháng 5 - 6

-   Vụ 2: Tháng 8 - 9

50 - 60

3

Cá thát lát

Tháng 4 - 6

20 - 30

4

Cá lóc

Tháng 4 - 6

40 - 50

5

Nuôi cá ruộng

Tháng 4 - 6

3 - 5

6

Nuôi lồng, vèo

Tháng 4 - 6

60 - 80

7

Tôm càng xanh 

 

Tháng 2 - 5

5 - 7

8

Tôm sú

Tháng 2 - 5

1 - 3

9

Lươn đồng

Tháng 4 - 9

-      Giống nhân tạo: 50- 200 con/m2 bể.

-     Giống tự nhiên: từ 40 – 80 con/m2 (cỡ giống khoảng 30 – 40 con/kg)

 

10

Baba

Tháng 4 - 9

Mật độ 10-15 con/m2 (cỡ giống 10-15 g/con)

Mật độ 5-10 con/m2 (cỡ 200 g/con)

Mật độ 1-3 con/m2 (cỡ giống>500g)

Một số vấn đề cần lưu ý

Đối với các đối tượng nuôi

1.   Cá tra

- Con giống : Người nuôi cá tra nên chọn cơ sở sản xuất giống có uy tín. Cá có nguồn gố rõ ràng  (đối với cơ sở ngoài tỉnh cần có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y ). Nên chọn mua cá bột, cá giống từ nguồn cá bố mẹ cải tạo di truyền.

- Khuyến khích hình thức ương nuôi bột lên cá giống tại địa phương.

- Người nuôi nên áp dụng các mô hình nuôi theo quy trình an toàn thực phẩm, VietGAP, ASC...

- Quản lý và kiểm soát thức ăn chặt chẽ  tránh cho ăn dư thừa nhằm giảm hệ số thức ăn (FCR) và chi phí giá thành thức ăn.

2. Cá rô đồng

- Trường hợp thả ương cá bột nên tiến hành trước thời đểm thả cá giống khoảng 02 tháng.

- Nên áp dụng hình thức nuôi ghép với  cá  sặc rằn để tận dụng thức ăn   thừa, chất thải cá rô đồng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi và dịch   bệnh với tỷ lệ ghép cá rô đồng:cá sặc rằn là 60%:40% hoặc 70%:30%.

- Áp dụng hình thức cho ăn gián đoạn, cá trên 50g/con cho ăn 01 lần/ngày để giảm chi phí.

3. Cá thát lát còm

- Nên thả nuôi ghép với cá sặc rằn, tỷ lệ ghép 60%:40% hoặc 50%:50%.

- Con giống: Chọn mua tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín, con giống  có kích cỡ 8-12 cm. Cá giống đã sử dụng tốt thức ăn.

- Thức ăn:  Để  hạn  chế việc  phụ thuộc  vào  nguồn  thức ăn tươi  sống, khuyến khích người nuôi sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp (40% đạm) trong suốt vụ nuôi.

4. Cá lóc

- Thức ăn:  Sử  dụng  thức ăn  viên  công nghiệp  có  hàm lượng đạm cao   (40% trở lên) trong suốt vụ nuôi . Cho cá ăn nhiều lần trong ngày, tránh việc cho ăn quá no trong 1 lần để cá phun thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Có thể nuôi ghép với cá rô phi để tận dụng cá rô phi con làm thức ăn: Mật độ thả 1-2 con/m2. Tính trung bình 4kg cá rô phi con cho 1kg cá lóc thịt. Ngoài ra, có thể nuôi ghép với cá nuôi khác như cá mè, sặc rằn, chép...Thức ăn và liều lượngcho ăn tùy thuộc vào mật độ nuôi cũng như tỷ lệ ghép với loài cá khác, sao cho bảo đảm cá lóc tăng trưởng tốt và không ảnh huởng đến sinh trưởng các loài cá khác.

5. Nuôi cá ruộng

- Kết hợp nuôi nhiều đối tượn như cá trê vàng, cá lóc, thát lát, rô đồng  nuôi ghép với cá sặc rằn, rô phi, chép, trôi, mè…nhằm đa dạng hóa sản phẩm đồng thời tăng thu nhập cho người nuôi. Trong đó đối tượng nuôi chính nên    chiếm trên 50%, người nuôi có thể tham khảo một số công thức kết hợp các đối  tượng nuôi như sau:

+ 70% cá trê vàng, 20% cá sặc rằn, 10% cá chép.

+ 70% cá lóc, 20% cá sặc rằn, 10% cá chép.

- Có thể áp dụng nuôi chuyên cá trê vàng, cá lóc trên ruộng lúa theo hình  thức hoang dã hóa  (Cá được nuôi trong vèo đặt trong ao (trong mương bao của ruộng) hoặc trong ao khoảng 2 - 3 tháng sau đó chuyển cá lên ruộng để hoang dã hóa). Ở hình thức này có thể tạo thêm thức ăn cho cá bằng cách thả cá rô phi trên ruộng 2-3 tháng trước khi chuyển cá trê vàng, cá lóc lên ruộng nhằm tạo thêm nguồn thức ăn cho cá.

- Nên nuôi cá theo hình thức quảng canh cải tiến (có bổ sung thức ăn)  nhằm tăng hiệu quả cho mô hình đồng thời tận dụng nguồn thức ăn tươi sống sẵn có tại địa phương như ốc bươu vàng... nhằm giảm giá thành tăng lợi nhuận.

- Thả cá giống có kích cỡ, khối lượng lớn để giảm tỷ lệ hao hụt và thu   hoạch cá lớn bán có giá cao.

- Đối với những ruộng lúa có nhiều tép, cá nhỏ, cua, ốc nên chọn các loài cá lóc, cá thát lát, cá rô đồng, cá chép làm đối tượng chính. Đối với ruộng có   nhiều mùn bã hữu cơ nên chọn các loài cá  trê vàng, cá  rô phi, cá  mè  làm đối tượng chính.

- Ruộng nuôi phải bảo đảm chắc chắn, không rò rỉ nước. Sử dụng lưới bao xung quanh ruộng ể tránh cá thất thoát hoặc địch hại xâm nhập.

- Nên có ao riêng để ươm cá trước khi chuyển lên ruộng và trữ cá trong trường hợp giá cá thấp.

6. Nuôi cá lồng, vèo

- Tiếp tục ổn định số lượng lồng, vèo nuôi, tập trung vào các đối  tượng có hiệu quả kinh tế như cá lóc, thát  lát, điêu hồng…từng bước gia  tăng hiệu quả nuôi qua việc cải thiện chất lượng con giống, cải tiến kỹ thuật nuôi.

-  Nuôi tại các sông, kênh lớn để nước lưu thông tốt; không nuôi cá ở các  kênh, rạch nhỏ... khuyến khích người dân nuôi cá lồng, vèo trong ao nhằm kiểm soát được môi trường nuôi và không cản trở giao thông đường thủy, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

- Thức ăn: khuyến khích sử dụng thức ăn viên trong trong nuôi cá.

- Không thả nuôi cá mật độ quá cao để hạn chế mầm bệnh và rủi ro trong quá trình nuôi.

7. Tôm càng xanh

-    Khuyến khích áp dụng hình thức nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa (1 vụ lúa Đông Xuân - 1 vụ Tôm Càng xanh).

-   Ao nuôi tôm nên định kỳ diệt cá tạp bằng dây thuốc cá.

-   Ruộng nuôi phải giữ được nước, mực nước trên ruộng tối thiểu là 0,5m.

-   Con giống: Không mua tôm giống có nguồn gốc không rõ ràng hoặc tôm Trung Quốc. Lựa chọn ơ sở cung cấp tôm giống có uy tín, bảo đảm chất lượng.

Có thể sử dụng tôm giống toàn đực . Trường  hợp  sử  dụng  tôm giống thường, sau 2,5 tháng nuôi phải tuyển lựa  tôm đực – cái  trên  để bảo    đảm sự tăng trưởng của tôm đực.

-    Sử dụng thức ăn viên công nghiệp, kết hợp tận dụng thức ăn tươi  sống  sẵn có tại địa phượng (ốc  bươu vàng)…để bảo đảm sự tăng trưởng của tôm nuôi và giảm chi phí giá thành sản xuất.

-    Sử dụng chà tre hoặc lưới làm giá thể trong ruộng nuôi nhằm hạn chế tôm ăn nhau.

8. Tôm sú

-   Khuyến khích áp dụng hình thức nuôi tôm sú luân canh trên ruộng lúa (1 vụ lúa Đôn Xuân - 1 vụ tôm sú) trong khu vực bên ngoài đê bao ngăn mặn.

-    Ao nuôi tôm sú có nguồn nước đầy đủ, độ mặn tốt nhất 5 - 25‰, chất    lượng nước tốt, không bị phèn và thuốc trừ sâu, thuận tiện giao thông. Để hạn   chế tình trạng thiếu nước mặn cung cấp cho tôm nuôi, đề nghị người dân chủ động gia cố bờ ao chắc chắn, chống rò rỉ và có biện pháp trữ nước đảm bảo cấp nước khi cần thi thiết.

-   Con giống: Lựa chọn cơ sở cung cấp tôm giống có uy tín, chất lượng.

-   Nuôi mật độ 1-3 con/m2 thì không cần cho ăn, mật độ 4-5 con/m2 trở lên thì bổ sung thức ăn viên khẩu phần 2-5% khối lượng thân/ngày; khẩu phần 5-   10% khối lượng thân/ngày nuôi mật độ trên 5 con/m2.

-   Ao nuôi tôm nên định kỳ diệt cá tạp bằng dây thuốc cá.

- Môi trường nước: pH: 7,5-8 5; độ trong: 30-40cm; kiềm: 80-150mg/l.

9. Nuôi lươn đồng

- Hình thức nuôi: Nuôi trong bể xi măng hoặc bể lót bạt, trong can nhựa hoặc vèo đặt trong ao. Áp dụng hình thức nuôi  không  bùn (đặt vĩ tre  hoặc dây nylon làm giá thể) để dễ chăm só quản lý.

- Con giống:  Khuyến khích  sử dụng con giống từ nguồn sản xuất nhân tạo để bảo đảm số lượng và chất lượng.

- Thức ăn:  Khuyến khích sử dụng thức ăn phối trộn (50% thức ăn tươi    sống + 50% thức ăn công nghiệp) hoặc 100% thức ăn công nghiệp để hạn chế phụ  thuộc vào thức ăn tươi sống đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

10. Nuôi baba

- Con giống: Mua con giống ở các trại có uy tín, cần chọn những con giống khỏe, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị xây xát…

- Hình thức nuôi: Có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao đất.

- Cần tạo giá thể (khúc gỗ nổi hoặc vĩ tre) giữ cho bể baba lên sưởi ấm, giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ và cho mai, tránh tạo thành lớp tảo nhớt dễ sinh bệnh.

11. Một số đối tượng khác

Tùy vào tình hình thực tế các địa  nhưng phải tập trung từ tháng 2 - 9 dương lịch (tránh thu hoạch cùng lúc mùa cá đồng).

Chi cục thủy sản Hậu Giang
Đăng ngày 24/01/2018
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 18:35 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 18:35 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 18:35 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 18:35 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 18:35 27/12/2024
Some text some message..