Liên kết nuôi cá mè làm nguyên liệu xuất khẩu

Trên diện tích 14 ha mặt nước đập nhận thầu, nhiều năm qua, gia đình ông Đặng Xuân Hùng, thôn An Lạc, xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa) chỉ nuôi thả các loại cá chép, trôi, trắm, không dám thả cá mè.

Mô hình nuôi
Ao nuôi thả cá của gia đình ông Đặng Xuân Hùng, xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa). Ảnh: baothanhhoa.vn

Bởi theo ông Hùng, tuy nuôi cá mè có nhiều ưu điểm, không cần phải bỏ vốn đầu tư mua thức ăn vì loài cá này sống ở tầng nước nông, chuyên ăn các loại tảo và phân của các loại cá khác thải ra nên được ví như công nhân vệ sinh môi trường. Song, do loại cá này ít được người tiêu dùng đón nhận, giá bán lại rẻ hơn nhiều so với các loại cá khác nên dù có nhiều ưu điểm, gia đình ông cũng không dám nuôi. Tuy nhiên, khi Công ty CP Thủy sản Greenfish Thanh Hóa ký hợp đồng cung ứng nguồn giống và bao tiêu sản phẩm, gia đình ông tham gia ngay.

Được công ty cung ứng 4 tạ cá giống, với giá bán 4 triệu đồng/tạ bằng hình thức trả chậm, sau hơn 6 tháng đưa vào nuôi thả (từ tháng 8-2022), đến nay trọng lượng mỗi con cá đã đạt từ 0,5 đến 0,6 kg, đáp ứng yêu cầu thu mua của công ty. Tuy chưa tổ chức đánh bắt do mực nước trong hồ hiện tại rất lớn nhưng với trọng lượng cá như hiện nay, nếu đánh bắt gia đình ông sẽ có thêm 24 tấn cá mè. Với giá thu mua ký hợp đồng với công ty là 7.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí (tiền giống cá và tiền thuê nhân công), gia đình tôi dự kiến có thêm khoản lợi nhuận trên 120 triệu đồng.

Nói về việc liên kết với Công ty CP Thủy sản Greenfish Thanh Hóa, ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Tuy việc liên kết bước đầu mới triển khai, thực hiện được 1 mô hình, song qua theo dõi, nắm bắt từ phía hộ nuôi, có thể khẳng định nếu phía công ty thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết với các hộ dân, mô hình liên kết này đem lại hiệu quả rõ rệt.

Ngoài giải quyết được đầu ra với giá cả ổn định, tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ tham gia nuôi, thả xen cá mè có tác dụng làm sạch môi trường ao, giúp các loại cá khác sinh trưởng, phát triển tốt. Chính vì hiệu quả như vậy nên ngoài triển khai mô hình ở gia đình ông Đặng Xuân Hùng, xã Hoằng Hải, tới đây huyện sẽ xem xét triển khai thêm ở các xã Hoằng Trung, Hoằng Đạo... là những địa phương có diện tích ao nuôi từ 2 ha trở lên.

Được biết, ngoài liên kết nuôi cá mè phục vụ xuất khẩu trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, Công ty CP Thủy sản Greenfish Thanh Hóa còn liên kết tại một số huyện như: Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Triệu Sơn... Ông Cao Thành Thọ, giám đốc công ty cho biết: Nhu cầu cá mè làm nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu của công ty rất lớn, khoảng 50 - 60 tấn/ngày mới đáp ứng được công suất nhà máy.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc thu mua cá mới chỉ đáp ứng 3 - 4 tấn/ngày (tương đương 7 - 10% công suất), chưa kể không phải ngày nào cũng mua được. Khắc phục tình trạng này, công ty phải sử dụng nguồn cá nước mặn chế biến ra các sản phẩm chả cá, bột cá xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc...

Vì vậy, để giảm dần việc phụ thuộc vào nguồn cá nước mặn, ngoài thực hiện thu mua cá nước ngọt ở các tỉnh ngoài thông qua các đại lý, năm 2022, công ty đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện: Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa tổ chức hội thảo, mời các hộ nuôi cá nước ngọt và đã có hàng chục hộ tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ cá mè. Với giá thu mua 7.000 đồng/kg cá tại hồ và 10.500 đồng/kg tại cơ sở sản xuất ở thị xã Nghi Sơn, người nuôi cá sẽ thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/vụ nuôi.

Cũng theo ông Thọ, lợi nhuận từ liên kết nuôi cá mè phục vụ chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã được khẳng định, tuy nhiên, do mô hình nuôi mới không tránh khỏi khó khăn do người nuôi chưa toàn tâm, toàn ý nên vẫn còn tính chất thăm dò. Vì vậy, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của việc liên kết nuôi cá mè để đông đảo người dân có diện tích ao nuôi cá nước ngọt tham gia liên kết. Công ty sẽ thực hiện đúng cam kết với các hộ đã ký hợp đồng trong việc bao tiêu sản phẩm cá mè. Có như vậy mới bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động đảm bảo công suất, các bên cùng có lợi.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 14/03/2023
Minh Lý
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:14 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:14 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:14 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:14 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 22:14 27/12/2024
Some text some message..