Liều lượng oxy viên để loại bỏ tảo lam và độc tố tảo lam

Nông dân nuôi cá nước ngọt sẽ gặp phải một số loài vi tảo gây hại cho sức khỏe và chất lượng của các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Quan tâm đặc biệt là vi khuẩn lam cyanobacteria vì chúng tạo ra độc tố, cũng như các hợp chất (ví dụ, geosmin và isoborneol 2-methyl) gây ra mùi vị lạ ở cá.

Loại bỏ tảo lam và độc tố tảo lam trong ao nuôi
Sodium carbonate peroxyhydrate - chất diệt tảo lam an toàn, hiệu quả

Các độc tố chính có trong tảo lam là là các microcystin có thể tích tụ trong thịt cá, điều này đặt ra mối các mối lo ngại về an toàn vì chúng có thể bị lây nhiễm cho người tiêu dùng. Các phương pháp đề phòng như: duy trì mức độ dinh dưỡng thấp - đặc biệt là phốt pho (P) - thông qua việc thay nước và/hoặc sử dụng đất sét giữ P. Tuy nhiên, một số nông dân quan sát thấy rằng khi nhiệt độ tăng cao thường gây ra sự nở hoa của tảo.

Các mùi lạ từ tảo lam gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nông dân do tăng chi phí và chậm trễ liên quan đến việc làm sạch cá trước khi thu hoạch và chiến lược để loại bỏ vi khuẩn lam. Do đó, một số nông dân sử dụng thuốc diệt tảo, chẳng hạn như sunfat đồng hoặc phèn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có xu hướng ít chọn lọc hơn và cũng có thể gây độc cho các loài tảo và động vật phù du có lợi khác.

Các sinh vật chính và vi tảo gây hại, bị tiêu diệt đột ngột có thể gây ra ba vấn đề. Thứ nhất, không có các sinh vật chính để loại bỏ nitơ hòa tan, hàm lượng amoniac và nitrit sau đó có thể tăng đột biến. Khi vi tảo chết sẽ góp phần làm tăng nhu cầu ôxy sinh học gây ra sự thiếu hụt oxy trong nước. Thứ ba, một lượng lớn các độc tố microcystin sẽ được giải phóng khi tảo lam cyanobacteria chết và sau đó gây ảnh hưởng đến các các loài thủy sản ăn phải.

Một hợp chất chọn lọc hơn để diệt tảo lam là sử dụng hydrogen peroxide (H2O2). Theo truyền thống, chất này được thêm vào dưới dạng lỏng nhưng có thể gây ra các mối lo ngại về an toàn do tình cờ bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng. Các sản phẩm khác dựa trên H2O2 đã xuất hiện dưới dạng natri carbonat peroxyhydrate (SCP), khi được thêm vào nước, nhanh chóng được chuyển thành H2O2 và natri cacbonat. Vì vậy, chất này là ổn định hơn, nhưng phần lớn chưa được kiểm chứng trong nuôi trồng thủy sản.


Sodium carbonate peroxyhydrate (SCP) được đăng ký đầu tiên bởi EPA vào năm 2002. Nó là một sản phẩm dạng hạt được dùng trong các hồ nước như là một chất hóa học để diệt tảo. Sodium carbonate peroxyhydrate hay còn gọi là H2O2 rắn với công thức hóa học là 2Na2CO3.3H2O2. SCP được tạo ra từ muối sodium carbonate (Na2CO3) và hydrogen peroxide (H2O2). 

Bài viết này tóm tắt kết quả của một nghiên cứu để thử nghiệm một sản phẩm dựa trên SCP mới trên quy mô nhỏ và lớn. Thử nghiệm quy mô nhỏ lần đầu tiên được tiến hành để tìm liều lượng tiêu diệt tảo lam mà không gây hại cho vi tảo và động vật phù du có lợi khác. Dựa trên những kết quả này, hai liều tối ưu (2,5 và 4,0 mg/l H2O2) đã được thử nghiệm trong các ao thương mại (thử nghiệm quy mô lớn) và trong hơn sáu tuần, người ta đã theo dõi sự phong phú của tảo lam, sinh vật phù du, microcystin và sự tồn tại của nồng độ H2O2.

Thử nghiệm natri cacbonat peroxyhydrate (SCP) tiêu diệt tảo lam

Các chất dinh dưỡng (phân bón vô cơ và cám gạo đã khử dầu) đã được bổ sung khi cần thiết vào nước ao cho đến khi vi khuẩn lam xuất hiện nhiều được ghi nhận. Nitơ tương đồng với tổng số P được sử dụng và tảo lam cyanobacterium chiếm ưu thế là Planktothrix sp.

Trong cả hai thử nghiệm, một thuốc diệt tảo dựa trên SCP dạng hạt (PAK® 27) đã được sử dụng, là một hợp chất được USEPA phê duyệt (Tập đoàn SePRO, Carmel, IN, USA). Các liều lượng khác nhau của H2O2 được điều chế bằng cách hòa tan các hạt diệt tảo (hoạt chất ~ 27% H2O2) trong nước cứng vừa phải (~ 187 mg/l như CaCO3) tương tự với điều kiện nước tại địa phương.

Thử nghiệm quy mô nhỏ

Ba thùng tròn 75 lít được lắp đặt ở từng ao trong sáu ao phú dưỡng. Thuốc diệt tảo được thêm vào với nồng độ để đạt được nồng độ tương ứng cuối cùng theo bảng:

Thuốc diệt tảo SCP (mg/L)0 5,56
7,41
 9,26
11,11
12,96
14,81
18,52
29,63
Nồng độ H2O2 (mg/L)01,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
5,0
8,0 


Các mẫu được đo hàng ngày từ 10: 00-12:00 h trong 10 ngày để theo dõi những thay đổi trong tảo lam, vi sinh vật nhân chuẩn và sự phong phú của động vật phù du. Oxy hòa tan (DO), độ dẫn điện (µS / cm), pH và nhiệt độ nước (độ C) được đo bằng đầu dò kỹ thuật số. Độ đục được đo bằng đĩa Secchi và tổng phốtpho, nitơ amoniac, nitrit-N, nitrat-N, tổng độ kiềm và độ cứng tổng thể được đo bằng các bộ dụng cụ thương mại.

Nồng độ trung bình của Planktothrix sp. trước khi sử dụng thuốc diệt tảo là 1,08 × 106 tế bào/mL, trong khi đó tổng hợp các loại vi tảo khác nhau là 5,24 × 104 tế bào/ mL. Trong số các nồng độ thử nghiệm, 2,5 mg/L H2O2 là liều thấp nhất để làm giảm đáng kể loài tảo lam Planktothrix sp., Và nồng độ cao hơn dẫn đến không có cải thiện đáng kể hơn nữa trong việc giảm vi khuẩn lam cyanobacteria. Ở mức 4,0 mg/L H2O2 cũng không có ảnh hưởng xấu đến sinh vật phù du. Tuy nhiên, nồng độ ≥ 4.0 mg/L ảnh hưởng bất lợi đến sự phong phú của cộng đồng sinh vật phù du trong ao. Do đó, 2,5 và 4,0 mg/L H2O2 được chọn để thử nghiệm trong thử nghiệm quy mô lớn.

Thử nghiệm thuốc diệt tảo trên quy mô lớn

Bốn ao được chọn ngẫu nhiên cho hai liều H2O2, trong khi hai ao còn lại được sử dụng làm ao đối chứng. Sử dụng quạt sục khí để phân tán thuốc diệt tảo. Tương tự, như trong thử nghiệm quy mô nhỏ, độ phong phú vi khuẩn lam cyanobacterial, sinh vật phù du và chất lượng nước được đo cùng với việc đánh giá microcystins, chất diệp lục-a và sự tồn tại của H2O2 trong sáu tuần.

Cả hai liều 2,5 và 4,0 mg/L H2O2 làm giảm đáng kể nồng độ Planktothrix sp., tương ứng tại các thời điểm khác nhau là 7 và 5 ngày sau khi sử dụng. Ngoài ra còn có một sự thay đổi đáng chú ý trong màu của nước sau 3 ngày, khi mà vi khuẩn lam đang chết dần và nước dường như có màu nâu xanh hơn. Mặc dù sau 5 và 6 tuần có sự phục hồi số lượng của Planktothrix sp. tuy nhiên sự phong phú vẫn ít hơn giai đoạn trước khi sử dụng thuốc diệt tảo.

Với liều 2,5 mg/L H2O2, diệt tảo lam cyanobacteria đi kèm với sự tăng sinh của thực vật phù du, đặc biệt là tảo silic và tảo lục. Đồng thời các động vật phù du như: Brachionus sp., Daphnia sp., calanoid và sinh vật phù du cyclopoid copepods không bị ảnh hưởng. Nhưng ở liều 4,0 mg/L H2O2 đã ức chế các phyto và động vật phù du.

Cả hai liều 2,5 và 4,0 mg/L H2O2 làm giảm đáng kể tổng số microcystins tương ứng từ 7 và 5 ngày cho đến khi kết thúc thử nghiệm. Oxy hòa tan vẫn tương đối ổn định trong nghiên cứu này. Độ pH thấp hơn ở cả hai ao H2O2 nhưng ổn định hơn theo thời gian. Có sự tăng đột biến amoniac trong ao với liều 2,5 và 4,0 mg/L H2O2 tương ứng vào ngày thứ 7 và 8, nhưng chúng nằm trong sức chịu đựng của động vật nước ngọt và giảm sau tuần thứ 3. Mặt khác, nitrit vẫn thấp và ổn định trong tất cả các ao.

Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chứng minh rằng thuốc diệt tảo dựa trên SCP dạng hạt (PAK® 27) - tương ứng với 2,5 mg/L H2O2 - có thể được khuyến cáo như một chiến lược thân thiện với môi trường để loại bỏ một cách hiệu quả quần thể vi khuẩn lam cyanobacterium Planktothrix sp. mà không ảnh hưởng đến chất lượng nước hoặc các cộng đồng sinh vật phù du khác.

Một hạn chế của nghiên cứu này là không đánh giá độc tính tiềm tàng của H2O2 đối với cá. Có những dấu hiệu cho thấy điều này sẽ an toàn, dựa trên các hiệu ứng độc hại không rõ ràng đối với động vật phù du ở liều 2,5 mg/L và sự tồn tại hạn chế trong nước; Tuy nhiên, điều này sẽ được thử nghiệm trong tương lai trên cá da trơn và cá vược.

HNN (Theo GAA)
Đăng ngày 14/09/2018
TCTS
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:58 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:58 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:58 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:58 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:58 26/04/2024