"Liều thuốc" vực dậy nghề nuôi

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, ngành thủy sản nước ta cần phải cải thiện toàn diện để vừa “đón” được cơ hội này và cũng vừa để cân bằng lợi ích giữa nông dân (người nuôi) với doanh nghiệp.

thu tôm càng xanh
Nông dân xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: TRỌNG BÌNH

Theo ghi nhận của NTNN, tại nhiều vùng nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), người nuôi tôm vẫn đối mặt với rất nhiều rủi ro như giá cả bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và rất nhiều người đang hi vọng TPP sẽ như một “liều thuốc” để vực dậy nghề nuôi.

Niềm tin vượt khó

Những ngày này trên các vùng nuôi thuỷ sản thuộc tỉnh An Giang, người dân và các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản đang rất ngóng chờ thông tin về TPP. Gặp chúng tôi, ông Lương Văn Tước - nông dân nuôi hơn 10ha tôm càng xanh ở huyện Thoại Sơn nói: “Chúng tôi cũng có nghe nói về TPP và hy vọng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc nuôi tôm thời gian tới”. Ông Tước cho biết, trong mặt hàng tôm càng xanh, từ trước tới giờ, đối thủ đáng ngại của chúng ta chỉ có Thái Lan nhưng TPP không có sự tham gia của quốc gia này. Hơn nữa so với các thành viên TPP, Việt Nam có lợi thế về nguồn nước, diện tích nuôi tôm.

Người nuôi tôm và cá tra ở TP.Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng... cũng đặt nhiều niềm tin vào TPP. Ông Lê Văn Hai -nông dân nuôi cá tra lâu năm ở phường Thới An (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) nói: “Khi tham gia TPP, sức tiêu thụ cá tra có thể sẽ khả quan hơn, vì chúng ta có thêm thị trường lớn như Úc, Canada… thay vì chỉ phụ thuộc vào Mỹ. Theo đó, sẽ không xảy ra tình trạng giá cả bấp bênh, người nuôi thua lỗ nữa, nhưng chúng tôi cũng mong được nhà nước hỗ trợ nhiều hơn, nhất là vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư các thiết bị công nghệ cao để nuôi cá”.

Cũng nói về TPP, ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) hy vọng: “Người nuôi tôm đang đối mặt nguy cơ thua lỗ do giá thành thấp, dịch bệnh hoành hành, cộng với việc người dân hết vốn tái sản xuất. Do đó nếu có được một cơ chế mới làm tăng giá trị sản phẩm con tôm, thì là điều rất vui mừng cho người nuôi”.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP), việc gia nhập TPP sẽ tạo ra thị trường tốt nhất cho xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau, mà đặc biệt là Nhật Bản. “Việc chúng ta tham gia TPP không chỉ có lợi cho DN mà là cả quy trình nuôi, trong đó có nông dân. Bởi tất cả các mặt hàng vật tư, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phụ gia thức ăn… đều áp thuế 0%” – ông Ngô Thanh Lĩnh - Tổng Thư ký CASEP nói.

TPP không giải quyết được hết mọi chuyện

Tôm và cá được coi là sản phẩm chủ lực của các tỉnh ĐBSCL với kim ngạch xuất khẩu lên tới cả tỷ USD mỗi năm. Riêng tại Cà Mau diện tích nuôi thả tôm đã lên đến hơn 267.000ha- lớn nhất cả nước. Năm 2014 là năm thứ hai tỉnh này đạt kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: “Với TPP, chúng tôi sẽ tăng cường mở rộng diện tích sản xuất có chất lượng hơn, đáp ứng các yêu cầu quốc gia nhập khẩu”. Tuy vậy, ông Bằng cũng cho rằng, TPP không phải là “cây đũa thần” có thể giải quyết được hết mọi việc: “Tuy hàng rào thế quan được gỡ bỏ nhưng không loại trừ khả năng các nước nhập khẩu sẽ tăng cường các hàng rào phi thuế quan (chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, các điều kiện về kỹ thuật sản xuất…) để bảo hộ  sản xuất trong nước của họ”.

An Giang hiện có trên 200ha nuôi tôm càng xanh với sản lượng trên 200 tấn/năm. Theo kế hoạch, đến năm 2030, An Giang sẽ có 550ha nuôi tôm càng xanh, chủ yếu theo tiêu chuẩn xuất khẩu. “Tới đây, An Giang sẽ thực hiện mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, quy mô lớn nhất là tại  huyện Thoại Sơn” – bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang cho biết.

Với góc độ là DN xuất khẩu, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chia sẻ: “Bên cạnh các hiệp định song phương, việc tham gia TPP sẽ  tạo ra hành lang pháp lý công bằng, để các nước nhập khẩu không đưa ra các hàng rào kỹ thuật vô lý như trước đây”. Vấn đề là, theo ông Quang, khi gia nhập TPP cũng sẽ có nhiều thách thức như thương hiệu, hội nhập, bản quyền... cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Còn ông Đỗ Văn Nghiệp - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA cho rằng:  “Thời gian qua, các DN chế biến, xuất khẩu cá tra ở An Giang cũng như ĐBSCL cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng giá rẻ nên chất lượng chưa cao. Cách làm này là “gậy ông đập lưng ông”, vô tình DN đã tự giết lẫn nhau. Vì lẽ, giá rẻ đi kèm với chất lượng kém. Trong khi gia nhập TPP, đòi hỏi hàng hóa phải chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý thì mới có thể cạnh tranh với hàng hóa các thành viên trong TPP”. 

Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công thương An Giang: Tổ chức lại sản xuất

Tham gia TPP, vấn đề thuế suất xuất khẩu sẽ không còn lo ngại nữa, giá bán sẽ nhích lên, theo đó người nuôi và DN xuất khẩu có thêm lời. Ngoài thị trường lớn là Mỹ, chúng ta sẽ có thêm các thị trường lớn khác trong TPP.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với ngành cá tra khi tham gia TPP ở chỗ, phải tổ chức lại hệ thống phân phối và liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như ổn định chất lượng sản phẩm. Việc này ở An Giang mới chỉ có Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thuận An thực hiện, còn các DN khác vẫn chưa mạnh dạn đầu tư theo chuỗi. Mặc khác, lộ trình triển khai xây dựng thương hiệu ngành thủy sản vẫn chưa được cơ quan cấp trên hướng dẫn thực hiện.

TS Lê Văn Bảnh - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT): Giá cả phải cạnh tranh

Không riêng TPP, ở các hiệp định khác, ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ được lợi về thị trường, giảm được thuế. Thế nhưng vấn đề đặt ra là sản phẩm của nước ta, cụ thể là vùng ĐBSCL phải đạt theo tiêu chuẩn nhóm TPP yêu cầu. TPP sẽ đặc biệt chú trọng về sở hữu trí tuệ nên sản phẩm làm ra phải truy xuất được nguồn gốc, kỹ thuật sản xuất phải cao nhưng giá bán phải hết sức cạnh tranh, nếu không sẽ bị trả lại. Do đó, chúng ta đừng quá lạc quan nghĩ rằng, cứ vào TPP là xuất khẩu thủy sản cũng sẽ tăng. Huỳnh Xây- Trọng Bình (ghi)

Báo Dân Việt, 23/10/2015
Đăng ngày 24/10/2015
Huỳnh Xây- Hoàng Hạnh- Trọng Bình
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 01:25 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 01:25 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 01:25 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 01:25 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 01:25 09/05/2024