TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
Các cán bộ đang lắp đặt hệ thống tại một hộ nuôi trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của công nghệ 4.0, các tỉnh thành trên cả nước đã đẩy mạnh chuyển đổi số toàn ngành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg được ban hành ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". 

Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng thực tế chuyển đổi số vào nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. 

Chủ trì của buổi hội thảo tập huấn vừa đề cập là Ông Đinh Quốc Chiến – Phó Giám đóc TTKN Vĩnh Phúc (tại Vĩnh Phúc) và ông Trần Duy Phong CEO Công ty Tép Bạc (tại TP.HCM). Tham dự hội thảo có 10 đại biểu, trong đó có 6 đại biểu là đại diện HTX hộ nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh và được tổ chức trực tuyến giữa hai đầu cầu. 

hội thảo
Ông Trần Duy Phong đang thuyết trình cách hệ thống cảm biến tự động vận hành.

Mục đích hội thảo nhằm thay đổi phương thức nuôi mới từ công nghệ số cho người nuôi thủy sản, khắc phục những hạn chế so với nuôi thủy sản truyền thống. Hỗ trợ người nuôi quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

Tại hội thảo, TTKN Vĩnh Phúc được thông tin về ứng dụng thực tế, cách thức vận hành của hệ thống cảm biến các yếu tố môi trường nước, giám sát liên tục biến động của môi trường nước ngọt trong ao nuôi thâm canh. Hệ thống được vận hành tự động, dễ dàng quản lý từ xa, người nuôi sẽ theo dõi các chỉ số thay đổi trên ứng dụng di động, nhờ đó kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

máy đo môi trường
Hệ thống cảm biến ngoài ao nuôi thực tế và xem chỉ số qua ứng dụng di động

Hiện Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc đã triển khai xây dựng và vận hành 3 điểm trình diễn ứng dụng hệ thống cảm biến các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao, quy mô 03 ha. Gấp rút tổ chức tập huấn, tham quan, tổng kết mô hình cho 110 nông dân trong và ngoài điểm trình diễn. 

Mô hình tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn khởi khi tiếp xúc với công nghệ mới. Anh Vũ Hiền Lương - hộ nuôi cá trắm cỏ thâm canh quy mô 0.5 ha tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch chia sẻ “Người dân chúng tôi rất vui khi được cán bộ Nhà nước bên Trung tâm Khuyến nông quan tâm giúp đỡ. Hệ thống được lắp đặt rất nhanh và vận hành khá trơn tru. Các cán bộ hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi về cách sử dụng, giám sát và phân tích các chỉ số của môi trường nước trên ứng dụng di động. Hy vọng hệ thống này sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề như kiểm soát chất lượng nước, quản lý dịch bệnh, giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.”

tủ điện tự động
Hệ thống bao gồm tủ điện điều khiển thiết bị ao nuôi từ xa 

máy quan trắc môi trường
...và máy quan trắc giúp cảm biến, kiểm soát môi trường nước 

Kết quả dự kiến cụ thể tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt 70%, trọng lượng bình quân đạt 1.8kg/con (năng suất dự kiến sẽ đạt mức 12,600kg/ha), hệ số FCR là 1.8. Hiệu quả kinh tế dự kiến của mô hình sẽ xấp xỉ trên 10% và khả năng nhân rộng mô hình dự kiến cũng đạt xấp xỉ trên 10%.

Theo ông Đinh Quốc Chiến cho biết “Vĩnh Phúc rất tự hào khi là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số cho thủy sản. Chúng tôi đã không chậm chân trong xu thế đưa công nghệ cao đến từng ao nuôi. Bước tiến kịp thời lần này vừa giúp bà con trong tỉnh cập nhật mô hình nuôi hiện đại, lại vừa thực hiện sát sao mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ”

Chuyển đổi số không phải là xu thế ngắn hạn mà là định hướng cốt lõi sẽ thay đổi toàn diện ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai. Với đặc điểm của ngành thì chuyển đổi số chắc hẳn là con đường đầy thách thức, vì vậy các tỉnh cần triển khai sớm và lựa chọn mô hình hiệu quả để tận dụng cơ hội, nếu không có thể sẽ bị thụt lùi trong định hướng phát triển chung.

Đăng ngày 15/11/2021
Gia Mẫn @gia-man
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa mùa mưa lũ

Để hạn chế rủi ro, trước mỗi mùa mưa lũ hàng năm người nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa cần thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá, tu sửa lại những chỗ yếu, dễ bị hư hỏng, vệ sinh tẩy dọn lồng sạch sẽ để đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch; củng cố lại các dây neo, phao, lồng lưới.

gia cố lồng bè
• 13:55 13/10/2021

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:23 09/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 03:23 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 03:23 09/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 03:23 09/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 03:23 09/12/2023