Lìm kìm mà nấu khế chua

Đây là lần thứ 2 mình thấy cá lìm kìm (cá kìm)… sau hơn 20 năm. Một lần trong chuyến ra khơi câu mực cùng ngư dân Hải Dương (TX. Hương Trà) hồi tháng 9 vừa rồi. Lúc đó, dù từng đàn cá lượn qua lượn lại bên hông ghe “ăn đèn” nhưng lão ngư lắc đầu rồi nói cá nớ rẻ mà chẳng ai ăn, mất công vớt khi mình hỏi răng không vớt về bán.

Lìm kìm mà nấu khế chua
Cá kìm rào chỉ chừng ngón tay cái, da trắng, thịt ngọt và dai hơn kìm biển

Còn lần thứ 2, thì mới đây, khi tong tả ra chợ Đông Ba, bất ngờ gặp mớ cá kìm rào từ Tam Giang mới lên còn lấp lánh ánh bạc nằm khiêm tốn bên cơ man nào là những ác mó, dìa, nâu…

Nói bất ngờ là bởi thứ cá này dường như vắng bóng đã hơn 20 năm ở chợ, ít nhất với mình. Nói bình dân vì trong ký ức, nó thường xuất hiện trên mâm cơm nhà mỗi dịp cách cuối tháng chừng… 10 ngày. Nhưng dù vậy cũng không có nghĩa cá này dở, ngược lại đằng khác.

Hồi đó nhà mình “chia” cá kìm làm 2 loại, kìm biển và kìm rào. Kìm biển to, da xanh, còn kìm rào chỉ chừng ngón tay cái, da trắng, thịt ngọt và dai hơn. Nhưng dù biển hay rào, chỉ cần khéo tay một chút là mớ cá kìm ít nhất chế biến thành 2 món, có thể giúp cả nhà đưa cơm cùng cảm giác no vẫn thòm thèm.

Cá kìm mua về không bỏ ruột, chỉ dùng kéo cắt bỏ đuôi và phần “mũi kìm” tới ngang mắt, lấy lưỡi kéo cạo sạch vảy rồi rửa sạch bằng nước muối pha loãng cho bay chất tanh. Vảy cá kìm ít và dễ bong nên công đoạn này không tốn quá nhiều thời gian. Khâu ướp cá cũng không quá công phu, cũng chỉ tiêu, ớt, hành, đường, nước mắm… Chờ chừng 30 phút cho cá thấm thì bắc nồi lên bếp, phi hành thật thơm, cho hỗn hợp ướp cá vào trước, tiếp theo thả cá vào, sôi thêm lần nữa thò tay hạ lửa liu riu, canh đến khi nước sít lại, thân cá cứng và cong là đạt chuẩn.

Ấy là đang nói cá kìm kho rim với cái bụng béo béo, nhân nhẫn đắng lại không có xương hom - món ăn dễ đưa cơm với lũ trẻ nhà nghèo trong ngày đông mưa gió.

Cũng mớ cá kìm ấy, sau 2/3 kho rim, phần còn lại mẹ đem nấu khế chua. Lúc chờ cá thấm tiêu hành nước mắm, mẹ quày quả lui sau vườn, lúc trở ra là vài ba trái khế, dăm trái cà chua bi, nhúm rau răm ba trồng ghép kế bên giàn bầu. Khế chua bào mỏng theo chiều dọc, vắt ra nước rồi để nước riêng xác riêng. Rau răm rửa sạch, vò nhẹ, xắt dài chừng nữa lóng tay, còn cà chua bi, mẹ không cắt hẳn ra mà dùng dao khứa nhẹ.

Nước sôi cũng là lúc mẹ thả cá kìm, khế chua vào, tiếp đó, những quả cà chua bằng đầu ngón tay cái được mẹ bóp nhẹ thả sau. Nêm nếm xong xuôi, nếu thiếu chua, mẹ với tay lấy chén nước khế bên cạnh chêm vào cùng đám rau răm, nhúm tiêu xay mịn, thơm nồng được rắc sau cùng.

Bên tô canh bình dân mà đủ sắc đủ hương nghi ngút khói cùng chén nước mắm cốt mua từ Thuận An xắm trái ớt cao sản cay xé lưỡi, từng vá canh, từng chú cá kìm thịt trắng phau, dai và ngọt cứ thế “hô biến” cùng nồi cơm gạo ruộng khi nào chẳng biết.

Những lúc như vậy, thú thật không biết mẹ có gắp được miếng cá nào không, bởi khi đó mắt, tay và miệng đang bận… “đua” với thằng em cũng sàn sàn tuổi…

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 30/11/2018
Lê Trang
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 06:53 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 06:53 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 06:53 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:53 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 06:53 27/12/2024
Some text some message..