Các nhà chuyên môn dù đã nỗ lực nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh và bệnh này có thể liên quan tới một số loại chất độc chưa được xác định. Không có bằng chứng cho thấy bệnh có thể di truyền nhưng rất có thể một việc đơn giản như thay đổi thói quen nuôi tôm lại có thể giải quyết được vấn đề.
Năm 2012, một số khu vực của Thái Lan, nước XK tôm nuôi lớn nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này và có thể tiếp tục ảnh hưởng tới 30% sản lượng. Dịch bệnh có thể khiến các nhà sản xuất tôm Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan thắt chặt nguồn cung và đẩy giá tăng. Xu hướng này sẽ khuyến khích sự phát triển của các trại nuôi tôm ở những nước có khả năng thích nghi cao với dịch bệnh như Myanmar. Giải pháp cho vấn đề của họ có vẻ khá đơn giản: Tăng cường tính đa dạng sinh học ở các ao, đầm nuôi bằng cách nuôi ghép tôm với cá rô phi. Mặc dù giải pháp này không được áp dụng rộng rãi nhưng cũng có thể hạn chế và thậm chí giải quyết triệt để vấn đề.
Nguyên nhân chính xác của dịch bệnh chưa được xác định và chắc chắn có những khu vực tiếp tục gặp phải vấn đề này. Nuôi ghép tôm với cá có thể được phát triển nhanh chóng và có thể trở thành một phương thức được áp dụng rộng rãi theo từng khu vực. Thông thường, trong quá trình nuôi chuyên tôm có thể sinh ra chất thải hữu cơ. Chất thải này thường không được xử lý cẩn thận trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên ô nhiễm không chỉ do chất thải từ nuôi tôm mà còn do chất thải sinh hoạt không được xử lý và chất thải từ các hoạt động nông nghiệp.