Loài cá nhỏ bé “ác mộng” dưới đại dương

Cá miệng rộng Sarcastic fringehead có nguồn gốc từ vùng biển miền Nam California và Baja, Mexico. Chúng được xếp vào loại có thể gây nguy hại cho con người.

loài cá nhỏ bé “ác mộng” dưới đại dương
Cá miệng rộng là ác quỷ nơi đại dương vì chúng cực kỳ hung dữ. Ảnh: TVfan (@Dianshizhu) | Twitter

Điểm đặc biệt của loài cá miệng rộng này đó là chúng rất hung dữ và được biết đến với cái miệng rộng khiến con mồi khiếp sợ.


Cá miệng rộng Sarcastic fringehead chưa cần há miệng đã thấy đáng sợ. Ảnh: greendiary.com


Sarcastic fringehead được biết đến là loài cá cực kì hung dữ. Ảnh: joelsartore.com

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật giáp xác và sẵn sàng tấn công bất kì những gì đến gần. Kể cả đó là các thợ lặn và không hề từ bỏ khi tấn công con mồi. Theo wikimedia cá miệng rộng là một loài cá nước mặn sống ngoài khơi California và Baja California ở phía đông bắc Thái Bình Dương, chúng nhỏ nhưng có miệng rộng và hành vi lãnh thổ hung hăng. Chúng sống trong hang hoặc những nơi có cấu trúc giống như ống được tạo ra bởi các động vật khác. Khi hai con cá đực tranh dành lãnh thổ, chúng vật lộn bằng cách ấn miệng vào nhau, như thể đang hôn nhau. Điều này cho phép họ xác định con nào lớn hơn, tạo nên sự thống trị.

Khi những con đực đến quá gần nhau, chúng sẽ mở ra những cái miệng to và sặc sỡ đầy kinh ngạc và tạo ra những mối đe dọa với nhau.

Nếu một trong những con đực không lùi bước, điều này sẽ leo thang thành một trận chiến dữ dội. Hai con cá miệng rộng sẵn sàng “ăn thua” đủ với nhau để chiếm vị trí kẻ mạnh nhất.

Theo nghiên cứu của nhà sinh vật học Watcharapong Hongjamrassilp loài cá hung dữ này còn sử dụng miệng để giao tiếp với nhau.

Đây là hình thức giao tiếp khá đặc biệt được Watcharapong Hongjamrassilp phát hiện ra.

Đăng ngày 24/01/2019
TH
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:48 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:48 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:48 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:48 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:48 19/04/2024