Theo Behavioral Ecology, loài cá sử dụng chiến lược sinh sản "trao đổi trứng", có nghĩa là đẻ trứng vào trong hố, sau đó thay phiên chuyển đổi giới tính với bạn tình trong suốt quá trình sinh sản.
Mary Hart, nhà sinh thái học thuộc Đại học Florida, Mỹ, cho biết cá Chalk hiếm khi đẻ hai lứa trứng liên tục trước khi đổi giới tính với bạn tình. Điều này giúp duy trì sự hợp tác giữa chúng và giảm khả năng gian lận. Phần lớn các loài lưỡng tính thay đổi giới tính trong một vài giai đoạn phát triển. Đây là trường hợp lưỡng tính tuần tự. Sự biến đổi thường được thúc đẩy bởi tác động xã hội và hành vi. Ví dụ như khi một cá thể đực chiếm ưu thế bị chết.
Tuy nhiên, cá Chalk có khả năng tạo ra giao tử đực và cái (tinh trùng và trứng) cùng một lúc. Mặc dù hiện tượng lưỡng tính đồng thời không chỉ xuất hiện ở cá Chalk, nhưng hiện tượng này vẫn rất hiếm bởi cá không tự thụ tinh. Hart cho biết lý do cá Chalk thay đổi giới tính nhiều lần như vậy vẫn còn là bí ẩn.
Tuy nhiên, Hart cho rằng điều này có thể mang lại một lợi thế sinh sản cho loài cá này. Việc chuyển đổi giới tính cho phép chúng có cơ hội thụ tinh cho trứng của bạn tình. Điều này tạo cải thiện cơ hội truyền gen cho thế hệ sau của mỗi cá thể. "Có khoảng 2% cá lưỡng tính, trong đó, loài lưỡng tính đồng thời chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Ngoài ra, rất nhiều loài cá lưỡng tính đồng thời khác sinh sống tại những vùng biển sâu và khó nghiên cứu", Eric Fischer, chuyên gia sinh thái học tiến hóa cho biết. Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin về hình thái sinh sản của cá Chalk cũng như các loài cá lưỡng tính khác.
Hart đã nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian, Panama trong vòng sáu tháng. Trong quá trình nghiên cứu, Hart nhận thấy cá Chalk rất "chung thủy"."Chúng gắn bó với bạn tình trong suốt sáu tháng, đến khi một trong hai cá thể tách khỏi quần thể xã hội", bà nhận xét.
Lần đầu phát hiện cá mập sống trong lòng núi lửa?
Trong lúc khám phá trong lòng Kavachi, núi lửa đang hoạt động dưới đáy biển quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương, thì các nhà khoa học phát hiện cá mập. Không ngờ, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện cá mập búa và cá mập mắt trắng (Carcharhinus falciformis) bơi lượn trong lòng núi lửa. Những con vật to lớn này phải thích nghi với vùng nước nóng hơn, nhiều axit hơn. Liệu chúng biết trước và chạy trốn khi núi lửa phun trào, hay là không biết và kẹt lại, mất mạng trong làn nước và dung nham nóng rãy.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/loai-ca-thay-doi-gioi-tinh-20-lan-mot-ngay-post183197.html | NongNghiep.vn