Cá lau kiếng hay còn gọi cá tỳ bà, có tên khoa học là Hypostomus plecostomus một loài cá nhiệt đới thuộc họ Loricariidae (là họ cá lớn nhất trong bộ cá da trơn, với 92 chi và hơn 680 loài cho đến nay, tuy nhiên chỉ có vài loài được nuôi để làm cảnh).
Cá lau kiếng có chiều dài trung bình khoảng 50-70cm trong môi trường tự nhiên, ở điều kiện nuôi nhốt cá dài 30cm, có trọng lượng từ 1 đến 2 kg, những con lớn hơn có thể đạt đến 3-4kg. Loài cá này sở hữu vẻ ngoài có phần đáng sợ với bộ da thô cứng, thân và đầu dẹp phẳng, vây lưng dựng thẳng đứng, vây ngực xòe ra, vây đuôi nhỏ, dày, cuốn đuôi dựng thẳng. Thân cá đen thẫm, có khi nâu đen hoặc nâu nhạt, làn da sần sùi tạo thành những hoa văn đen trắng có hình thù kì lạ. Đặc biệt là cái miệng to có công dụng quét dọn các loại rong rêu bám lâu ngày trong ao, bể nuôi.
Trong tự nhiên, cá lau kiếng lớn nhanh và tuổi thọ cao. Ảnh:Marshall H., Twitter
Nếu được sống trong điều kiện môi trường thuận lợi tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 14 hoặc 15 năm. Với khả năng sinh sản mạnh mẽ và nhanh chóng nên rất dễ bắt gặp chúng ở khắp các kênh, rạch, hồ, ao đầm nội địa. Cá lau kiếng thường sinh sản trong bể, ao đất để thuận tiện cho hoạt động đào hang, đẻ trứng. Mỗi lần đẻ có thể lên đến khoảng 5000 trứng. Tỷ lệ cá con còn sống cao, có thể sống sót mà không cần đến thức ăn trong khoảng 1 tháng. Thức ăn của loài này chủ yếu là các loại rong rêu, tảo bám lâu ngày.Chúng được coi là cao thủ trong việc dọn dẹp thành và đáy bể bởi, đôi khi có thể ăn chất nhớt tích tụ dưới đáy bể, các loại côn trùng, thực vật còn sót lại giúp môi trường xung quanh sạch sẽ hơn, rất được lòng những người đam mê nuôi cá cảnh. Có thể cái tên “cá lau kiếng” đã bắt nguồn từ đây.
Tuy nhiên, cá lau kiếng là loại cá ngoại lai gây hại đến hệ sinh thái bản địa nên chỉ nên nuôi 1 đến 2 con, không nên nuôi với số lượng nhiều và không thả ra môi trưởng tự nhiên. Do khả năng sinh sản mạnh mẽ của chúng trong môi trường tự nhiên đã gây ra không ít khó khăn cho các hộ nuôi ở khắp các vùng. Nhiều khu vực phía Nam nước ta, cá lau kiếng được xem là loài vật xâm lấn có hại cho môi trường, do chúng ăn nhiều rong, tảo khiến cho nhiều loài cá khác bị mất nguồn thức ăn và trở nên suy kiệt. Thêm nữa, do sở hữu bộ da cứng cùng những chiếc vảy sắc sẽ gây khó chịu cho người dân khi bắt nhầm loài cá này vì dễ làm rách lưới.
Vấn nạn cá lau kiếng xâm hại ở miền Tây.
Thức ăn của loài này chủ yếu là các loại rong rêu, tảo bám lâu ngày. Vì thế, chúng được coi là cao thủ trong việc dọn dẹp bể cá, đôi khi cá có thể ăn chất nhớt tích tụ lâu ngày dưới đáy bể, các loại côn trùng, thực vật còn sót lại giúp môi trường xung quanh sạch sẽ hơn. Cái tên “lau kiếng” có lẽ cũng bắt nguồn từ chức năng độc lạ của chúng.
Trên thị trường hiện nay, cá lau kiếng rất đa dạng về chủng loại, tùy thuộc vào đặc tính từng loài mà giá cả sẽ có sự dao động, nhìn chung vẫn tương đối rẻ do loài này vô cùng phổ biến trong tự nhiên bởi khả năng sinh sôi mạnh mẽ của chúng. Giá tham khảo một số loại cá lau kiếng: cá tỳ bà lau kiếng (8.000 – 10.000 vnd/cặp), cá dọn bể ngựa vằn (50.000 – 70.000 vnd/con), cá chuột (10.000 – 15.000 vnd/cặp).