Loài cua khổng lồ có chiếc càng đáng sợ phát cắn của hầu hết động vật trên cạn

Trừ cá sấu châu Mỹ ra thì các loài ăn thịt cũng chưa chắc đã tạo ra lực mạnh như nó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Với độ dài lên đến 1m, loài cua dừa khổng lồ xứng đáng là động vật chân khớp lớn nhất trên cạn. Mới đây, các nhà khoa học lại khám phá thêm rằng một cú cắp của nó cũng thuộc loại đau điếng nhất trong các loài giáp xác, chưa kể đến việc mạnh hơn bất cứ loài vật sống trên cạn nào (loại trừ cá sấu châu Mỹ).

Với môi trường sống chủ yếu ở trên những đảo nhiệt đới nhỏ tại Ấn Độ và Thái Bình Dương, những con quái vật này thống trị những rừng dừa bạt ngàn và nhiều nguồn thức ăn khác. Tất nhiên là việc phá vỏ những thứ quả cứng cáp kia cũng cần đến một nỗ lực đáng kể, và một nghiên cứu mới đây trên Tạp chí PLOS One đã chỉ ra rằng cặp càng lực lưỡng của loài cua trên có khả năng kiến tạo lực lên đến 3000N.

Số liệu được tổng hợp sau khi đo sức mạnh của 29 con cua dừa, với trọng lượng đa dạng trải dài từ 33g cho tới 2,12kg trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Lực tác động lớn nhất gây ra được ghi lại từ 29,4 đến 1765,2N, tỷ lệ thuận theo trọng lượng cơ thể chúng.

Giả sử con cua dừa lớn nhất trong số đó có trọng lượng 4kg, các nhà khoa học đã tính toán rằng nếu thật sự đạt đến trọng lượng đó, hầu như mọi vật thể lọt thỏm trong đôi càng của nó sẽ bị nghiền nát ngay lập tức.

Một điều nữa bạn cần biết là dừa không phải là thức ăn duy nhất của loài cua này. Chúng còn sử dụng vũ khí càng của mình để bắt những con cua nhỏ hơn hay thậm chí cả động vật nhỏ như chuột, đồng thời cũng dùng càng để đề phòng nguy hiểm đến từ các loài dã thú hay đối thủ cạnh tranh khác.

Không giống như cua thông thường, chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để sống trên cạn, với đặc trưng về đôi càng vạm vỡ được các nhà khoa học đánh giá như một biểu hiện của sự tiến hóa, thích nghi và sinh tồn.

Được biết, nhiều giả thiết đặt ra cho rằng chúng tiến hóa từ tổ tiên là loài ốc mượn hồn, với một tấm vỏ riêng biệt cứng cáp bảo vệ xung quanh và là chỗ để trú ẩn hoàn toàn vào bên trong. Nhưng vì không có một biện pháp bảo vệ giống như vậy, cua dừa đã tự phát triển kích cỡ cơ thể cùng kết cấu càng vững chắc giúp tự vệ và tồn tại.

Lưu ý là chúng còn có thể trèo cây thoăn thoắt nữa cơ..

Báo Genk
Đăng ngày 27/11/2016
Tham khảo: Iflscience
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 05:55 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 05:55 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 05:55 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 05:55 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 05:55 19/01/2025
Some text some message..