Loài luân trùng làm thức ăn giúp tôm chống stress khí độc

Nghiên cứu gần đây chỉ ra cách thức mới trong việc tăng cường khả năng đề kháng của tôm đối với stress Ammonia từ thành phần thức ăn tự nhiên.

Thức ăn mới từ luân trùng giúp tôm tăng khả năng chống stress
Ampithoe sp - thức ăn tự nhiên tiềm năng cho tôm

Sử dụng luân trùng làm thức ăn thủy sản

Thức ăn công nghiệp giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng như tiết kiệm thời gian, giảm giá thành sản xuất, giảm gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là thành phần chưa đủ để cung cấp một số dưỡng chất cần thiết cho tôm nuôi. Việc sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên từ luân trùng như: Rotifer, Dapnia, Moina... giúp vật nuôi tăng trưởng tốt cũng như tạo ra các hệ thống miễn dịch tự nhiên. Vì thế trong lịch sử ngành nuôi trồng thủy sản đã có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung vào thức ăn tôm để tăng cường các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tôm. Trong đó, luân trùng luôn là nhóm được quan tâm nghiên cứu đặc biệt.

Luân trùng là những động vật có kích thước nhỏ (µm) phù hợp với kích thước miệng cá, tôm giống, với nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao (giàu acid béo và HUFA). Luân trùng có vòng đời ngắn, dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần tùy theo loài, quần thể có thể nhân lên nhiều lần trong thời gian ngắn, vì vậy thích hợp cho việc nuôi sinh khối. Tùy thuộc vào đối tượng sản xuất giống mà có thể sử dụng các loài luân trùng khác nhau thích hợp với đối tượng sản xuất giống. Các loài luân trùng nước ngọt như: Branchionus angularis, Branchionus rubens, Branchionus falcatus…; luân trùng nước lợ, mặn như Branchionus plicatilis… Trong đó, luân trùng nước ngọt B. angularis là loài có kích thước rất nhỏ, nhất là dòng Việt Nam tìm thấy ở ĐBSCL với chiều dài dưới 100 µm là đối tượng được nghiên cứu làm thức ăn ban đầu cho một số loài cá nước ngọt có giai đoạn cá bột với kích cỡ miệng rất nhỏ như cá bống tượng, cá tra… mang hiệu quả cao.

Ampithoe sp. là một loài luân trùng thuộc họ Ampithoidae. Chúng chứa một lượng lớn các thành phần vi lượng cần thiết cho tôm nuôi và những khoáng chất thiết yếu. Nghiên cứu trên cá mú cho thấy ăn Ampithoe giúp cá tăng khả năng tạo sắc tố tự nhiên và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. 

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế độ ăn với bột Ampithoe sp. đông lạnh (FDPA) tác động lên sự tăng trưởng, chuyển hóa năng lượng và khả năng chống lại áp lực từ khí độc Ammonia trong cơ thể tôm thẻ Litopenaeus vannamei

Nghiên cứu thức ăn cho tôm từ Ampithoe sp.

Có bốn nhóm tôm được thử nghiệm: nhóm đối chứng 0% (không bổ sung FDPA), nhóm 33%, nhóm 66% (33% và 66% khẩu phần được thay thế bằng FDPA tương ứng) và nhóm 100% (chỉ FDPA). 

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có tác động tích cực của việc bổ sung luân trùng FDPA đối với sự sống của tôm: các nhóm bổ sung có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với nhóm 0% (p <0,05). 

Chiều dài cơ thể, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) của nhóm bổ sung 33% luân trùng cao hơn so với các nhóm khác và cao hơn đáng kể so với nhóm bổ sung hoàn toàn luân trùng 100% (p <0,05). Mặc dù việc cho ăn luân trùng vượt quá 33% có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa carbohydrate và tiêu thụ năng lượng của tôm trong thời kỳ nuôi. Tôm trong nhóm 33% thể hiện sức đề kháng tốt nhất đối với stress Ammonia. 

Ngoài ra, quá trình phân giải glycolysis và tiêu thụ năng lượng của tôm trong nhóm 33% đã được tăng cường khi tiếp xúc với stresss do Ammonia. Chứng tỏ loại thức ăn này đã giúp hệ thống miễn dịch của tôm được kích thích và tăng cường. 


Ampithoe valida.

Từ các kết quả có được từ thí nghiệm trên, các nhà khoa học kết luận rằng việc bổ sung bột Ampithoe sp. (FDPA) vào thức ăn của tôm có thể cải thiện khả năng đề kháng của tôm đối với stress từ các hợp chất Nitrogen như NH3 một cách hữu hiệu (trong đó, 33% là thích hợp nhất). 

Nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho chúng ta một loại nguyên liệu thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi từ các loài luân trùng. Qua đó gợi ý phương pháp giúp giảm tác hại của stress Ammonia một cách hữu hiệu khi biết sử dụng các nguồn dinh dưỡng một cách hợp lý, giúp giảm thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tại Việt Nam. 

Đăng ngày 15/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 02:02 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 02:02 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 02:02 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 02:02 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 02:02 18/03/2025
Some text some message..