Lọc sinh học nước nuôi cá mú bằng tảo biển

Rong biển có khả năng lọc sinh học giúp giảm thểu hàm lượng Nitơ và Phospho trong ao nuôi cá mú, từ đó duy trì chất lượng nước và đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi.

cá mú
Cá mú hay còn gọi là cá song.

Việc nuôi thâm canh cá mú đòi hỏi quản lý môi trường nước chặt chẽ. Bởi vì chất thải từ thức ăn dư thừa và phân cá có thể tăng độ hòa tan, chất rắn lơ lửng, độ đục của nước và cuối cùng là tăng hàm lượng nitơ trong ao gây ra hiện tượng phú dưỡng, là nguyên nhân hình thành khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi. Khí độc cao, gây stress cá và tạo điều kiện mầm bệnh tấn công trên cá. Nước thải phát sinh từ quá trình nuôi cá mú cần được quản lý để cải thiện chất lượng nước trước khi được tái tuần hoàn hoặc thải ra môi trường thủy sinh.

Do đó, sử dụng rong biển làm bộ lọc sinh học để kiểm soát và tận dụng chất thải dinh dưỡng là cần thiết góp phần giảm thiểu chi phí và tối đa giá trị kinh tế.

Nghiên cứu nhằm so sánh và chọn ra loài rong biển tối ưu: tảo mơ (Sargassum sp.), chi tảo đỏ Gelidium sp., rong nâu (Dictyota sp.) và rong cải biển nhăn (Ulva sp.) có khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong nước thải nuôi cá mú tốt nhất.

Nước thải thu được từ hỗn hợp trang trại cá mú được chuyển đến bể có chứa rong biển khác nhau theo cách xử lý bằng thí nghiệm ngoài trời với mái che trong suốt. Nước thải được chứa trong 15 bể với thể tích mỗi bể 15 L và 3 gam rong biển trên một lít. Nghiệm thức bao gồm P0: đối chứng, P1: Ulva sp., P2: Sargassum sp., P3: Gelidium sp., và P4: Dictyota sp.

sơ đồ
    Nước từ bể cá nuôi cá mú được chuyển đến bể chứa có rong biển khác nhau.

Kết quả cho thấy Ulva sp. Có khả năng giảm Nitơ tốt nhất 80%, trong khi Dictyota sp. có khả năng giảm Phosphor 88%. Trong khi sự hấp thụ cao nhất của tổng Kjeldahl Nitrogen (104%) và phosphate (182%) ở nghiệm thức bổ sung rong Ulva sp.. Rong biển Ulva sp. có hiệu suất tốt nhất và tốc độ tăng trưởng cao nhất (1,9% d-1 ) là bộ lọc sinh học hữu hiệu trong nuôi cá mú lai so với các loài khác. So với Ulva sp., Dictyota sp., Sargassum sp. và Gelidium sp. cho thấy sự hấp thụ N và P thấp nhất.
Ulva sp. có SGR tối ưu nhất ở mức 1.9% d-1, Dictyota sp. ở 0.36% d-1Gelidium sp. ở mức 0.25% d-1. Ulva sp. có SGR lớn nhất do khả năng vượt trội để đối phó với các điều kiện nước thải khắc nghiệt. Ngoài ra, Ulva sp. Có một khả năng chịu đựng cao và tốt, khả năng thích ứng của môi trường với các thay đổi về độ chiếu xạ. 
Ulva sp. có bề mặt tiếp xúc rộng, do đó có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn các loài rong biển khác. Hơn nữa, Ulva sp. có thể sử dụng các chất dinh dưỡng này cho các hoạt động trao đổi chất, tạo ra SGR cao nhất trong số các phương pháp điều trị. 
Nước thải cá mú lai có độ mặn thấp (14-20 ppt), trong khi Gelidium sp., Dictyota sp. và Sargassum sp. sống tự nhiên trong nước có độ mặn cao hơn 25 ppt. Tình trạng này làm giảm khả năng tồn tại của loài, kém hiệu quả trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, Ulva sp. phát triển tối ưu và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng tốt hơn Sargassum sp,. Gelidium sp., Dictyota sp.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rong biển Ulva sp. có hiểu quả tốt nhất như bộ lọc sinh học để giảm và hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước thải nuôi cá mú so với Sargassum sp., Gelidium sp., Dictyota sp. Hơn nữa, Ulva sp. sống nhiều ngoài tự nhiên, dễ tìm và có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cao nhất.
Rong biển Ulva sp. trở thành một đối tượng đầy hứa hẹn để sản xuất thủy sản bền vững và thủy sản thân thiện với môi trường, cũng như ngăn ngừa ô nhiễm nước hoặc các vấn đề phú dưỡng trong môi trường nước.
Nguồn: Ratih Ida Adharini et at. THE EFFECTIVENESS OF SEAWEEDS AS BIOFILTER FOR REDUCING WASTEWATER NUTRIENT AND PREVENTING WATER POLLUTION FROM HYBRID GROUPER CULTURE, Scientific journal of fisheries àn marine, 11/2021.
Đăng ngày 12/11/2021
Như Huỳnh
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 23:44 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 23:44 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 23:44 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 23:44 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 23:44 19/04/2024