Lợi ích khi bổ sung DHA vào thức ăn cho tôm thẻ

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Brazil và Mexico đã khám phá ra lợi ích của việc bổ sung DHA (docosahexaenoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Aquaculture.

Lợi ích khi bổ sung DHA vào thức ăn cho tôm thẻ
Việc bổ sung DHA vào thức ăn của tôm không có dầu cá có thể cải thiện sự tăng trưởng của tôm và chất lượng sản phẩm. Ảnh: GettyImages/archmercigod

Do yêu cầu của DHA trong chế độ ăn không chứa dầu cá hoặc thay thế dầu cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ vẫn chưa được biết đến, nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và lợi ích của axít béo có sẵn trên thị trường để sử dụng trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng L. vannamei  thay thế dầu cá/bột cá hoặc có hàm lượng DHA thấp.

Thức ăn tôm không chứa dầu cá/bột cá

Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Số lượng bột cá đáng kể được đưa vào chế độ ăn của tôm, gây ra sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển hữu hạn. Do đó nó sự thay thế bột cá (FM)/ dầu cá (FO) bằng các thành phần thực vật trên cạn đang được xem như là sự thay thế bền vững.

Tuy nhiên, động vật biển lại phụ thuộc rất nhiều vào các axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC-PUFA) bao gồm cả DHA và EPA. EPA và DHA là thành phần phổ biến trong các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ biển như dầu cá và bột cá. 

Tại sao phải bổ sung DHA-EPA trong thức ăn cho tôm?

Các mức độ cần thiết của việc bổ sung DHA và EPA vào khẩu phần ăn của một số loài sinh vật biển đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ DHA cần thiết cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vẫn chưa được biết đến.

Những nghiên cứu trước đây đã báo cáo kết quả tích cực về hiệu suất tăng trưởng của tôm khi bổ sung các mức khác nhau của DHA trong chế độ ăn cho cả tôm con và tôm hậu ấu trùng.

Sự khác biệt về nhu cầu DHA giữa tôm ấu trùng và tôm con là một bằng chứng cho thấy cần phải có kiến thức tốt hơn về axít béo (LC-PUFA) để bổ sung cho loài này trong các giai đoạn sống khác nhau. Bên cạnh đó, cơ hội sản xuất tôm ở quy mô thương mại với chất lượng cao hơn khi được tăng cường các axít béo trong thịt tôm để cung cấp cho tiêu dùng của con người.

Trong nuôi trồng thủy sản, khẩu phần ăn tăng cường dinh dưỡng đã được tạo ra để hỗ trợ cá trong các giai đoạn tăng trưởng và tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, chế độ ăn bổ sung DHA vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn cho tôm. Do đó, việc sử dụng các chế độ ăn được bổ sung DHA và EPA cho tôm thẻ nuôi có thể cải thiện chất lượng và hiệu suất trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Thử nghiêm bổ sung DHA trong thức ăn tôm thẻ

Trong thời gian cho ăn, 3.000 con tôm đã nhận được 1 trong 4 chế độ ăn uống với mức bổ sung DHA và EPA có sẵn trên thị trường ở mức 0 (đối chứng), 4 (L-DHA), 7 (M-DHA) và 10g/kg (H-DHA) trong thời gian 7 tuần. 

Tôm được đánh giá sự tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tỷ lệ sống, sự tích trữ axít béo trong mô cơ và các thành phần quan trọng khác.

Kết quả:

Tôm trong tất cả các chế độ ăn có tỷ lệ sống tương tự. Tuy nhiên, tôm trong chế độ ăn 10g/kg (H-DHA) có trọng lượng cuối cùng cao hơn so với đối chứng và các nhóm tôm được bổ sung  trên 7 - 10g/kg DHA có tốc độ tăng trưởng cụ thể được cải thiện hơn so với tôm trong chế độ ăn không bổ sung thêm.

Các phân tích hồi quy tuyến tính cũng cho thấy mối quan hệ trực tiếp của mức độ bổ sung DHA trong chế độ ăn uống và trọng lượng cuối cùng của tôm nuôi. Và mức độ DHA được trong mô cơ của tôm cũng tăng lên khi có thêm DHA vào chế độ ăn.

Nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tôm trong chế độ ăn nhiều DHA (bổ sung 10g/kg thức ăn) đã chứng minh hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với tôm trong chế độ ăn thông thường. Mức độ lắng đọng DHA trong mô cơ phản ánh mức độ bổ sung trong thức ăn và động vật trong chế độ ăn H-DHA có sự hiện diện lớn nhất của axít béo.

Để sản xuất tôm thẻ chân trắng với khẩu phần ăn không có dầu cá/bột cá thì sự bổ sung DHA là bắt buộc. Ngoài sự thúc đẩy tăng trưởng, DHA còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tôm để cung cấp mức FA cao cần thiết cho người tiêu dùng. Và, việc thử nghiệm các mức bổ sung cao hơn được đề xuất để tìm ra hàm lượng tối ưu của việc bổ sung DHA cho tôm nuôi.

B. Araújo, J. Mata-Sotres, M. Viana, A. Tinajero, A. Braga.  DOI: doi.org/10.1016/j.aquestation.2019.734276

Đăng ngày 23/08/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 16:28 28/04/2025

Cá chình sói “quái vật đáy biển”

Cá chình sói sở hữu một vẻ ngoài đáng sợ, khả năng săn mồi chớp nhoáng, cùng với bộ hàm có thể nhai nát cả một con cua.

Cá chình sói
• 16:28 28/04/2025

Công nghệ gen và chọn giống tôm kháng bệnh: Tiềm năng và thách thức

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, tôm là một trong những loài động vật quan trọng, góp phần tạo ra giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:28 28/04/2025

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, việc quan sát các hiện tượng bất thường trong ao là vô cùng quan trọng để kịp thời xử lý và tránh thiệt hại. Một trong những hiện tượng mà nhiều bà con nông dân gặp phải nhưng thường bỏ qua là sự xuất hiện của rong đáy ngay sau khi thả tôm. Nhiều người xem đó là hiện tượng tự nhiên hoặc thậm chí nghĩ rằng rong tốt cho ao nuôi. Tuy nhiên, “tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

Ao đóng rong
• 16:28 28/04/2025

Ngựa vằn phiên bản dưới nước: Loài cá độc đáo đang "làm mưa làm gió" giới nuôi cảnh

Cá ngựa vằn (Danio rerio) đang nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật trong cộng đồng nuôi cá cảnh. Với vẻ ngoài đặc trưng bởi những sọc vằn đen - trắng xen kẽ như loài ngựa vằn trên cạn, cộng thêm tập tính thân thiện và khả năng thích nghi cao, loài cá nhỏ bé này không chỉ thu hút người yêu thủy sinh mà còn là đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng trên toàn thế giới.

Cá ngựa vằn
• 16:28 28/04/2025
Some text some message..