Lợi kép từ ứng dụng công nghệ trong nuôi cá lồng bè

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho biết, công nghệ nhuộm lưới chống bám bẩn và công nghệ nuôi cá biển trong lồng tròn được sản xuất bằng chất liệu nhựa chịu lực HDPE là những công nghệ hiện đại của Na Uy. Qua thực tế tại vùng nuôi sông Chà Và, với công nghệ này, cá được sống trong môi trường thoáng khí, lưu thông của nước dễ dàng, từ đó cung cấp đầy đủ oxy nên cá ăn khỏe và nhanh lớn.

Lợi kép từ ứng dụng công nghệ trong nuôi cá lồng bè
nhuộm lưới, nuôi cá, nuôi cá lồng, nhuộm lưới cá lồng, công nghệ nuôi cá
NHUỘM LƯỚI CHỐNG BÁM BẨN

Theo ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh), ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam nói chung và BR-VT nói riêng có tiềm năng lớn để trở thành một trong những ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng. Thời gian qua, hoạt động vệ sinh, xịt lưới nuôi cá là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường sông Chà Và, ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi, năng suất và chất lượng cá. Do đó, việc ứng dụng  KH-CN vào quá trình nuôi là một trong những khâu then chốt giúp nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững. 

Tháng 6-2018, anh Phan Hoàng Sơn, nuôi cá lồng bè ở tiểu khu 4, sông Chà Và áp dụng công nghệ nuôi cá biển lồng bè bằng lưới nhuộm chống bám bẩn. Đây là công nghệ mới của Na Uy, được Công ty CP công nghệ nuôi biển phối hợp với Công ty Steen Hansen (Na Uy) cung cấp. Theo anh Sơn, lưới dùng để nuôi cá lồng bè bình thường rất nhanh bám các chất cặn bã, thức ăn thừa của cá, chất phù du, rong rêu có trong nước, nên hàng tuần anh và các hộ nuôi phải thường xuyên giặt rửa lưới, vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí nhân công. Anh Sơn tính toán, với khoảng 20kg lưới dùng cho các bè nuôi, chỉ riêng tiền nhân công thay và giặt lưới, mỗi tháng anh mất 3 triệu đồng. Từ khi sử dụng công nghệ nhuộm lưới chống bám bẩn bằng công nghệ Na Uy, cứ 20kg lưới, sau khi nhuộm sẽ tăng lên 23kg và anh chỉ phải trả tiền nhuộm 3kg. “Với giá 219.000 đồng/kg (cho thời gian sử dụng 1-2 tháng), tính ra tôi chỉ mất 657.000 đồng tiền nhuộm. Như vậy, mỗi tháng tôi có thể tiết kiệm được 2-3 triệu đồng nhờ áp dụng công nghệ nhuộm lưới chống bám bẩn. Hơn nữa, công nghệ này giúp môi trường vùng nuôi được bảo đảm tốt hơn, cá lớn nhanh hơn”, anh Sơn phân tích.


Nuôi cá bằng lồng làm bằng nhựa chịu lực HDPE giúp cá lớn nhanh hơn, môi trường nuôi thông thoáng hơn.

Theo ông Ulrik Ulriksen, Giám đốc kinh doanh Công ty Steen Hansen, lợi ích khi nhuộm lưới chống bám bẩn là lưới sạch hơn, tiết kiệm chi phí thay lưới và rửa lưới từ 7 - 10 ngày/lần; môi trường sống của cá tốt hơn; cá tăng trưởng tốt hơn do luồng ô xy ổn định qua các mắt lưới; giảm số lượng cá chết do các bệnh gây ra từ vật bám; tiết kiệm chi phí cho cá ăn…

NUÔI CÁ BẰNG LỒNG NHỰA

Khác với nuôi cá biển quy mô nhỏ bằng lồng gỗ, nuôi cá biển lồng bè theo công nghệ Na Uy mang lại nhiều kết quả khả quan. Theo đó, lồng bè công nghệ Na Uy được thiết kế dạng lồng tròn hoặc vuông từ chất liệu nhựa chịu lực HDPE. Hệ thống lồng nuôi này cho phép nuôi ở những vùng biển xa bờ - nơi môi trường nước trong sạch, giúp hạn chế nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh; kiểm soát được chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc biệt, lồng nuôi bằng công nghệ nhựa chịu lực HDPE có khả năng chịu được sóng to, gió lớn, mưa bão ở cấp 12.

Anh Nguyễn Duy Hải, chủ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn cho biết, hơn 2 năm nay anh áp dụng nuôi cá biển trong lồng tròn theo công nghệ của Na Uy. Hiện nay, bè nuôi của anh có 5 lồng tròn với 25.000 con cá chim, 5.000 con cá bớp… Theo anh Hải, do chu vi lồng lớn (rộng 100m, độ sâu từ 4 - 6m) nên cá nuôi trong lồng tròn được trao đổi oxy tốt hơn, cá được vận động thoải mái hơn, ăn tốt hơn nên mau lớn hơn. Qua thời gian nuôi, cá biển nuôi trong lồng tròn tại bè của anh Hải đã mang lại hiệu quả cao hơn khoảng 20% so với cách nuôi trong lồng truyền thống. 

“Giá thành loại lồng tròn này còn khá cao, khoảng 210 triệu đồng/lồng, nhưng bù lại tuổi thọ của lồng cũng khá lâu (khoảng gần 30 năm), cao gấp nhiều lần lồng bè bằng gỗ và năng suất nuôi cao hơn lồng nuôi truyền thống. Nếu tính về hiệu quả kinh tế thì lồng bè nhựa chịu lực HDPE vẫn là lựa chọn tối ưu cho người nuôi”, anh Hải nói.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 07/03/2019
Hoàng Vũ
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 20:28 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 20:28 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 20:28 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 20:28 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:28 19/11/2024
Some text some message..