Lợi thế trong xuất khẩu cá tra

Xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới đã chứng kiến biết bao thăng trầm, nhưng thời gian gần đây, thị trường xuất khẩu đang được mở rộng, giá xuất vào Mỹ tăng gần 4 USD/kg. Nếu doanh nghiệp (DN) biết tận dụng cơ hội, ngành hàng cá tra sẽ tiếp tục phát triển.

Lợi thế trong xuất khẩu cá tra
Cá tra xuất được vào thị trường Mỹ giá cao, người nuôi lẫn doanh nghiệp đều có lời

Thị trường đa dạng

Những ngày qua, gia đình ông Lưu Tấn Phước, xã Đa Phước (An Phú) rất phấn khởi vì 3 ao nuôi cá tra đang vào kỳ thu hoạch, bình quân mỗi ngày có ít nhất 2 công ty cử người đến gặp để ngã giá bắt cá, phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Ông Phước cho biết, sau một thời gian dài, giá cá tra lên xuống bất thường, người nuôi đã “kiệt quệ” nên lượng thả nuôi giảm đáng kể. Thực tế này đang phản ánh tình trạng cung - cầu đang có sự "lệch pha", trong đó cung ít, cầu nhiều. Cá trong dân nuôi ít, trong khi vào thời điểm này ở thị trường thế giới, các nhà nhập khẩu đang bước vào cao điểm của đợt nhập hàng phục vụ cho Noel và Tết Dương lịch. Hiện, thương lái hỏi mua với giá 28.000 đồng/kg nhưng chủ ao chưa chịu bán.

An Giang, cá tra, doanh nghiệp, lợi thế, ngành hàng cá tra, VASEP, xuất khẩu, xuất khẩu cá tra, thủy sản

Cá tra xuất được vào thị trường Mỹ giá cao, người nuôi lẫn doanh nghiệp đều có lời

9 tháng đầu năm 2017, các DN trong nước xuất khẩu cá tra ước đạt 1 tỷ 285 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ 2016; trong đó DN của tỉnh xuất 78.811 tấn, tương đương 152 triệu USD. Trên phương diện quốc gia, cá tra được xuất đi 140 nước, các DN trong tỉnh đã xuất trực tiếp qua 76 nước. Cụ thể, thị trường Châu Á 31 nước, Châu Mỹ 17 nước, Châu Âu 21 nước; còn lại Châu Đại Dương 3 nước và Châu Phi 4 nước. 4 thị trường lớn của cá tra vẫn là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông. Số liệu từ VASEP cho biết, 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra vào Mỹ đạt 249,7 triệu USD, chiếm tỷ lệ gần 20% thị phần xuất khẩu cá tra trên toàn thế giới.

Nếu so sánh số liệu này với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cá tra vào Mỹ hiện đang giảm 9,1%. Nguyên nhân, từ ngày 2-8-2017 đến nay, Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS), trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tiến hành kiểm tra 100% lô hàng xuất vào Mỹ, vì vậy sản lượng cá vào Mỹ có phần sụt giảm. Cá vào Mỹ bị hạn chế, các DN xuất khẩu đã năng động tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường bằng việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông. Chính việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã đưa kim ngạch trong năm 2017 đạt mục tiêu đề ra.

Giá đang tăng

Báo cáo từ VASEP cho biết, hiện tỷ trọng hàng xuất khẩu sang 2 thị trường Trung Quốc, Hồng Kông liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể, từ 6,4% (năm 2014) lên 10,3% rồi 17,8% trong các năm tiếp theo và trong 6 tháng đầu năm 2017 là 20,5%. Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Về phương diện giá cả, nếu cá tra xuất vào Trung Quốc, Hồng Kông vẫn giữ được mức giá cũ thì đối với thị trường Mỹ, kể từ khi Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS), trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng xuất vào thị trường này thì giá bắt đầu tăng lên. Hiện giá đạt gần 4 USD/kg. Đây là lợi thế mà theo nhiều chuyên gia kinh tế, các DN Việt Nam xuất khẩu cá tra vào Mỹ cần phát huy, giữ giá này để xuất vào Mỹ trong những năm tiếp theo. Tính đến thời điểm này, cả nước có 14 DN thủy sản tham gia xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

Trong đó, 3 công ty chủ lực là Hùng Vương, Vĩnh Hoàn và Biển Đông. Với giá xuất 4 USD/kg, DN lãi khoảng 16.000 - 20.000 đồng/kg. “Đây được xem là cơ hội để cá tra lấy lại những gì đã mất ở thị trường này. Tôi cho đây là lợi thế và cũng là cơ hội để chúng ta tái cấu trúc thị trường xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị, hình ảnh ở thị trường Mỹ. Xuất được giá này chúng ta có nhiều cái lợi, trước mặt DN lẫn người nuôi đều có lời, mặt khác các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ cũng không kiện chúng ta bán phá giá mặt hàng Casfish ở thị trường này…” - Giám đốc Công ty Thủy sản Đồng Bằng Nguyễn Sinh chia sẻ.

“Nhà nước cần có cơ chế quản lý việc xuất khẩu cá tra tốt hơn nữa để tránh tình trạng các DN "phá giá" lẫn nhau, gây thiệt hại cho nội bộ ngành” - ông Nguyễn Văn Nam, nông dân nuôi cá xã Long Giang (Chợ Mới) gợi ý.

Báo An Giang
Đăng ngày 11/10/2017
Minh Hiển
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:57 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:57 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:57 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:57 20/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 10:57 20/12/2024
Some text some message..