Long An: Nông dân 8x trở thành "tỷ phú ếch" từ nguồn vốn ít ỏi

Từ nguồn vốn vay nhỏ ban đầu, chàng thanh niên ở xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã mạnh dạn phát triển nuôi ếch, cá trên chính đồng ruộng quê hương và trở thành giàu có. Vừa qua, anh được vinh danh là công dân trẻ tiêu biểu của tỉnh Long An.

ếch-cá
Mô hình nuôi ếch- cá được anh Cao Phú Khánh mở rộng quy mô. Ảnh minh họa

Khởi nghiệp từ tay trắng

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 2010, anh Cao Phú Khánh (SN 1986), trở lại quê nhà xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa. Thời gian đó, cũng như nhiều vùng quê khác, thanh niên thường lựa chọn đến các vùng đô thị tìm hướng phát triển sự nghiệp hoặc đi làm công nhân ở các nhà máy xí nghiệp.

Sau bao đêm suy nghĩ, cuối cùng anh Khánh quyết định lập thân, lập nghiệp trên chính quê hương mình. Tuy vậy, chính anh cũng chưa biết sẽ phát triển mô hình gì với hai bàn tay trắng. Để thực hiện ấp ủ của bản thân, anh đi tham quan, học tập rất nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế ở một số địa phương. Mỗi lần đi tham quan, anh đều tranh thủ gặp gỡ người nuôi để tìm hiểu kỹ càng về mô hình. Sau thời gian tìm hiểu, anh nhận thấy nuôi ếch sẽ phù hợp hơn với điều kiện của bản thân và đặc điểm ruộng vườn ở quê nhà. Vậy là đầu năm 2012, anh Khánh bắt đầu nuôi ếch.

tỉ phú trẻ
Anh Cao Phú Khánh, một trong những người trẻ điển hình sản xuất nông nghiệp giỏi. Ảnh An Long

Do khó khăn về vốn nên ban đầu, anh vay mượn của người thân, ngân hàng được gần 20 triệu đồng đầu tư nuôi 1.000 con ếch. Sau gần 3 tháng nuôi, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 8 triệu đồng. Cũng từ đợt đầu tiên này, anh giữ lại 100 con ếch sinh sản để tiếp tục nhân giống nuôi. Ngoài nuôi ếch, năm 2013, anh còn mở rộng quy mô khi nuôi, lai tạo giống cá rô, cá trê.

Thấy anh đầu tư nuôi ếch, cá, nhiều người không nghĩ rằng sẽ thành công, bởi ở vùng quê này, từ trước tới giờ đã có biết bao “lão nông” đã thử sức nhưng đều thất bại. Nhưng rồi, anh Khánh đã chứng minh cho tất cả thấy rằng, con đường lựa chọn làm giàu trên quê hương là đúng đắn khi mang lại lợi nhuận cao.

Nhớ lại thời gian mới khởi nghiệp, anh Khánh kể, vài lứa nuôi đầu tiên cũng khá vất vả trong việc tiêu thụ. Vậy là hàng ngày anh phải chạy vạy khắp nơi, lên đến các chợ đầu mối ở TP.HCM để tìm nguồn tiêu thụ. Cũng từ những chuyến đi như thế, anh dần tạo được những mối tiêu thụ thân quen. Khi có đầu ra ổn định, anh tiếp tục mở rộng quy mô nuôi ếch, cá. Cứ thế có được ít vốn anh lại mở rộng quy mô thả nuôi, đồng thời đầu tư mua xe tải để chở hàng giao cho khách hàng.

Dăm năm gần đây anh đã duy trì nuôi, ươm ếch, cá rô, cá trê trên diện tích 3ha; sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 1,5 tỉ đồng/năm. “Ếch, cá rô, cá trê là loài rất dễ nuôi, quan trọng nhất là nguồn nước phải bảo đảm vệ sinh để phòng, chống dịch bệnh”, anh Khánh chia sẻ. 

Tỉ phú trẻ và hơn thế nữa

Từ mô hình của anh Khánh đã giúp tạo việc làm ổn định, thường xuyên và thời vụ cho hàng chục thanh niên ở địa phương. Như anh Cao Văn Thiệt (ngụ xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) trước đây làm tài xế xe tải đường dài nhưng sau đó về làm cho anh Khánh. “Hơn 2 năm nay, tôi có công việc ổn định, thu nhập cũng khá, lại không phải xa nhà nhiều ngày như trước đây mà có thời gian chăm sóc cho gia đình”, anh Thiệt tâm sự.

tỉ phú trẻ
Anh Cao Phú Khánh, một trong những người trẻ điển hình sản xuất nông nghiệp giỏi. Ảnh An Long

Giờ đây đã thành công và trở thành tỉ phú trẻ trên con đường đã chọn nhưng anh Khánh cho rằng, ngoài nhiệt huyết, quyết tâm cao, siêng năng, cần cần cù, chịu khó học hỏi thì nguồn vốn là rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, những năm gần đây, anh Khánh đã cho 33 người ở xã vay gần 2 tỉ đồng để nuôi thủy sản, có những hộ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Năm 2017, anh đứng ra thành lập HTX Nuôi thủy sản Long Thạnh. Đây là HTX thủy sản đầu tiên của huyện và có 7 thành viên với diện tích gần 20ha nuôi ếch, cá. Dưới sự lèo lái của giám đốc trẻ Cao Phú Khánh,  HTX phát triển ổn định, mang lại lợi nhuận cao cho các thành viên. Ngoài ra, HTX còn tạo dựng được 80 hộ tại địa bàn xã và lân cận nuôi cá, ếch. Tất cả các hộ nuôi đều được cung cấp con giống bảo đảm chất lượng, giá thành rẻ hơn thị trường và hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Sau thu hoạch, HTX sẽ thu mua cá, ếch cho các hộ và cung ứng ra thị trường gần 100 tấn ếch, cá rô, cá trê mỗi tháng.

Năm 2017, anh Cao Phú Khánh đoạt giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn tổ chức. Tại lễ kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM được tổ chức vào ngày 26.3.2021, anh Khánh được tỉnh vinh danh là công dân trẻ tiêu biểu nhất trong tổng số 10 công dân trẻ tiêu biểu của tỉnh.

Theo anh Khánh, bên cạnh những ưu thế như sáng tạo, nhạy bén,... thì khó khăn về nguồn vốn cũng là rào cản khởi nghiệp của thanh niên. Do đó, ngoài sự hỗ trợ của gia đình, tự lực của bản thân thì rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Long An Trần Quốc Quân chia sẻ “Anh Khánh là tấm gương điển hình, tiêu biểu về phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương. Trong bối cảnh nhiều thanh niên rời vùng quê để đi đến những vùng đô thị tìm kiếm việc làm, phát triển sự nghiệp thì anh Khánh lại chọn cho mình còn đường ở lại vùng quê để làm nông. Từ hai bàn tay trắng nhưng anh đã thành công, trở thành giàu có”.

Báo Lao động
Đăng ngày 14/02/2022
An Long
Nông thôn

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:18 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:18 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:18 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:18 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:18 12/12/2024
Some text some message..