Long An: Thiệt hại hàng tỷ đồng do tôm nuôi bị chết

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Long An: Thiệt hại hàng tỷ đồng do tôm nuôi bị chết

Tuy nhiên, đã có gần 30% diện tích nuôi tôm trong số này bị chết, chủ yếu là tôm chân trắng, tập trung nhiều nhất là ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước với hơn 500 ha.

Nguyên nhân tôm nuôi chết là do một số nông dân thấy giá tôm sú thương phẩm tăng cao, từ 260.000-270.000 đồng/kg (40-50 con/kg), giá tôm chân trắng từ 120.000-130.000 đồng/kg ( 80-90 con/kg), tính ra lãi từ 80-100 triệu đồng/ha nên đã nôn nóng thả nuôi sớm trước thời vụ 1 tháng.

Việc này dẫn tới quy trình kỹ thuật xử lý ao đầm như hút bùn, chất hữu cơ lắng lọc dưới đáy ao đầm, phơi nắng không đảm bảo, con giống mua trôi nổi không qua kiểm dịch.

Một số hộ khi vừa thả nuôi gần 1 tháng tuổi tôm bị sốc chết đã tuỳ tiện tháo xả nước thải trong ao đầm ra ngoài sông rạch gây ô nhiễm môi trường nước làm nhiều hộ trong vùng nuôi lấy nước vào ao để nuôi tôm cũng bị bệnh chết hàng loạt.

Hiện nay, ngành chức năng vừa xây dựng lịch thời vụ, vừa phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn khâu xử lý ao đầm.

Nếu hộ nào xử lý ao đầm không đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật tạm ngưng thả con giống tiếp tục xử lý ao đầm đến khi đảm bảo vệ sinh ao đầm mới được thả con giống, đồng thời kiên quyết xử lý tiêu huỷ đối với những hộ mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về thả nuôi.

Các huyện kể trên con huy động nhân dân kết hợp với Nhà nước đầu tư hơn 5 tỷ đồng nạo vét hệ thông thuỷ lợi khai thông dòng chảy ra sông Vàm Cỏ thoát ra biển phục vụ nuôi thả 7.000 ha tôm năm 2012./.

 

TTXVN, 23/04/2012
Đăng ngày 24/04/2012
Thanh Tuấn
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 01:27 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 01:27 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 01:27 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 01:27 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 01:27 21/11/2024
Some text some message..