Lũ đồng bằng sông Cửu Long đang xuống nhanh

Sau khi đập điều tiết lũ Trà Sư (An Giang) được mở nước lũ đã đổ về phía hạ du vùng Tứ giác Long Xuyên nhiều hơn. Tuy nhiên, do đỉnh lũ năm nay rất thấp, chỉ ở mức báo động 1 nên nhiều nơi nước đang xuống rất nhanh.

Lũ đồng bằng sông Cửu Long đang xuống nhanh
Đập điều tiết lũ Trà Sư được mở sẽ tăng lưu lượng nước đổ về các kênh nội đồng ở cuối nguồn để phục vụ sản suất và các lợi ích khác của mùa lũ mang lại.

Trước đó, phía tỉnh Kiên Giang đã có công văn gửi tỉnh An Giang phối hợp vận hành mở đập Trà Sư vào ngày 30/9. Tuy nhiên, đến ngày 4/10 đập này mới chính thức được mở. Việc mở đập là nhằm tăng lưu lượng nước đổ về các kênh nội đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, phục vụ bơm tưới cho diện tích lúa đang có nhu cầu cần nước và các lợi ích khác của mùa lũ như phù sa, tôm cá, rửa phèn, đẩy mặn từ biển xâm nhập.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, tính đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 250 ngàn ha lúa hè thu 2019, còn khoảng 40 ngàn đang thu hoạch dứt điểm. Ngoài ra, diện tích lúa thu đông 2019, đã xuống giống hơn 78 ngàn ha, trong đó các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên có diện tích lớn như: Giang Thành 11.200 ha, Hòn Đất 4.433 ha…

Ông Dương Huy Bình, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, trong số gần 79 ngàn ha lúa hè thu của huyện đến nay đã thu hoạch được khoảng 73 ngàn. Còn lúa thu đông cũng đã thu hoạch được 1 ngàn ha, diện tích còn lại đều có đê bao nên đảm bảo an toàn.

“Sau khi đập Trà Sư được mở, nước đổ về cũng không nhiều như mọi năm. Hiện nước trên ruộng tương đối thấp, nhiều nơi nông dân phải dùng máy bơm lên để vệ sinh đồng ruộng. Để giữ nước, huyện đã phối hợp với Chi cục thủy lợi tỉnh đóng bớt các của cống thoát lũ ra biển Tây. Và khả năng khoảng 15-20/10 sẽ đóng toàn bộ để ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng”, ông Bình thông tin.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, năm nay lũ rất nhỏ và đang xuống rất nhanh, hiện mỗi ngày nước trên các sông nội đồng đều giảm vài phân (cm). Vì vậy, đơn vị sẽ sớm điều tiết, đóng hệ thống cống để giữ ngọt, phục vụ snả xuất, ngăn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Theo dự báo của cơ quan chuyên ngành Trung ương, trong mùa mưa năm 2019, tổng lượng mưa có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 200 - 400 mm, khả năng dòng chảy vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-2 tháng và ở mức độ cao hơn, gay gắt hơn so với cùng kỳ. Dự báo, từ tháng 12 xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng trong phạm vi cách biển đến 30-35 km, từ tháng 1-2/2020, ranh mặn 4%o vào sâu nội đồng các cửa sông Cửu Long từ 45-55 km.

Phía An Giang, mấy ngày qua khi đập Trà Sư xả nước lũ chảy tràn vào đồng ruộng trắng xóa, người dân trong vùng ai nấy cũng vui mừng. Còn ngư dân lại có thêm nghề đánh bắt thủy sản thiên nhiên và nuôi cá, tôm, trồng rau màu thủy sinh…

Ông Lê Văn Đổng, ngụ ấp Trung Bắc Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang có mặt từ sớm để đón con nước lũ sau khi mở đập. Ông Đổng cho biết, năm nay lũ muộn sợ không có nước về dẫn đến không có phù sa vào đồng ruộng, đặc biệt là không có cá, tôm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Dân tụi tôi rất mừng vì xả nước vào đồng ruộng để lấy phù sa giúp tăng năng suất ở vụ ĐX tới, giảm chi phí, điều vui hơn cả là cá tôm vào ruộng giúp nông dân mưu sinh, cuộc sống ổn định hơn.

Còn ông Nguyễn Văn Tòng, ở xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc, An Giang có 2 ha ruộng ở cách đập Trà Sư gần 15 km cho biết, năm nay lũ thấp, ít nước, nếu không xả lũ vào sẽ gây khó cho nông dân, chuột bọ hoành hành, sâu bệnh... Chi phí SX lúa cho năm sau chắc chắn sẽ tăng cao. Nhưng rất may cuối cùng nước lũ cũng về, ngành chức năng cho xả lũ, tuy nước vào ruộng hiện nay không cao như các năm trước nhưng phần nào cũng có phù sa cho đồng ruộng. Nông dân vùng biên giới như chúng tôi quanh năm SX lúa phấn khởi lắm.

Sau khi đập điều tiết lũ Trà Sư được xả, nước đổ về nội đồng nhiều, nông dân có thêm thu nhập từ nguồn lợi thủy sản.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Năm nay lũ về muộn và nhỏ hơn so với các năm trước rất nhiều. Hiện mực nước tại vùng đầu nguồn An Giang giáp với nước bạn Campuchia chỉ vượt hơn báo động 1. Vì vậy, năm nay xả lũ muộn hơn 1 tháng, tức là vào đầu tháng mười mới xả và chỉ xả 1 đập là Trà Sư.

Theo quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên, thì đập Tha La và đập Trà Sư được xả sau khi các địa phương trong vùng đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu Việc vận hành xả đập Trà Sư kiểm soát lũ năm 2019 nhằm chủ động lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng, cung cấp nước ngọt và phục vụ dân sinh vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng hạ lưu. 

Ông Lưu Văn Ninh, Giám đốc đài khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, cho biết: Sau khi xả lũ ở đập Trà Sư mực nước hạ lưu tăng khoảng 40 cm, tại ngã 3 kênh Trà Sư với kênh Đào, tăng 10-20cm. Còn tại ngã 3 kênh Trà Sư với kênh Cần Thảo, tăng 5-10cm. Mực nước nội đồng Tứ giác Long Xuyên tại Xuân Tô (Tịnh Biên) và Tri Tôn tiếp tục lên vượt báo động 1 từ 0,10-0,20 m. Còn mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc và vùng nội đồng Tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên trong 1-2 ngày tới, sau đó sẽ giảm nhanh.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 09/10/2019
Đ.T.CHÁNH - LÊ HOÀNG VŨ
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:28 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:28 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:28 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:28 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:28 20/04/2024