Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi

Thức ăn tôm chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất. Nếu không lựa chọn và quản lý kỹ thức ăn cho tôm, rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi. Quản lý thức ăn là bao gồm lựa chọn, đánh giá và chấp nhận thức ăn về ao; cho ăn; lưu trữ và bảo quản thức ăn.

Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi
Thức ăn chiếm 40-70% chi phí nuôi tôm. Ảnh: Internet

Lựa chọn và đánh giá thức ăn

Thức ăn phù hợp là loại thức ăn đáp ứng được tất cả nhu cầu dinh dưỡng của tôm, bao gồm protein, lipid, vitamin, khoáng… Nhu cầu dinh dưỡng của từng loài cũng khác nhau, nhu cầu protein của tôm sú (40 - 45%) cao hơn tôm thẻ chân trắng (30 - 40%); trong khi nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do chu kỳ lột xác nhanh hơn. Một vấn đề quan trọng khi lựa chọn thức ăn cần quan tâm đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

Mỗi loại thức ăn đều có FCR khác nhau tùy theo hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn và lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh tương ứng. Ví dụ: Thức ăn cân bằng dưỡng chất chứa 40% protein cho ăn mức 75% khẩu phần đã cung cấp lượng protein bằng với thức ăn chứa 30% protein cho ăn 100% khẩu phần. FCR là một chỉ số quan trọng vì khi giá trị FCR cao chứng tỏ lượng thức ăn dư thừa tích lũy trong ao nuôi cao, gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nước và gia tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận thu được.

Để thức ăn có chất lượng giúp tôm tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, cần chọn thức ăn đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc, ít bụi, bề ngoài mịn, có mùi thơm hấp dẫn, không chứa tạp chất, nấm mốc... Tôm ăn thức ăn chậm nên đòi hỏi thức ăn phải bền trong nước hơn so với loài ăn thức ăn nổi. Thử độ bền bằng cách lấy khoảng 5 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số giờ quan sát kể từ khi thả thức ăn vào cốc thủy tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Độ bền theo tiêu chuẩn quy định không nhỏ hơn 2 giờ. Tôm phát triển qua nhiều giai đoạn, cần lựa chọn thức ăn phù hợp với kích cỡ từ tôm ấu trùng (nhỏ hơn 50 µm) tới tôm bố mẹ (3,18 mm).

Quản lý cho ăn

Trong vài tuần đầu tiên, người nuôi thường rải một lượng nhỏ thức ăn quanh bờ ao nhằm bổ sung dinh dưỡng cho nguồn thức ăn tự nhiên (chủ yếu là tảo). Khi tôm lớn hơn, thức ăn nên rải đều khắp ao. Ban đêm khó quản lý cho ăn, nên thường cho tôm ăn vào ban ngày. Thời điểm và tần suất cho ăn khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng ao nuôi, thông thường cho tôm ăn 2 - 4 lần/ngày, bắt đầu từ giữa 6 - 8 giờ sáng và kết thúc khoảng 4 - 6 giờ chiều.

Để kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm. Khi cho ăn, ngoài thức ăn rải đều xung quanh ao, nên cho khoảng 0,5% tổng lượng thức ăn mỗi lần vào sàng ăn đặt ở mỗi ao nuôi, sau 3 giờ tiến hành kiểm tra các sàng ăn. Nếu như không còn thức ăn, lần cho ăn sau tăng lượng thức ăn lên 3 kg đối với tôm có trọng lượng trung bình khoảng 10 g/con và tăng 5 kg đối với tôm có trọng lượng trung bình lớn hơn 10 g/con.  Nếu như còn thức ăn trong sàng ăn, lượng thức ăn được giảm xuống từ 20 - 80% cho lần cho ăn tiếp theo.

Khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa to kéo dài, thông số môi trường có biến động hay hàm lượng khí độc tăng cao cần giảm lượng thức ăn khoảng 30 - 50%.

Bảo quản thức ăn

Khu vực để thức ăn phải được chống ấm và nóng (là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển). Thức ăn được để trên các tấm pallet, cách nhau 30 cm đảm bảo thoáng khí và cách vách 30 - 50 cm tránh hấp thụ nhiệt. Sắp xếp thức ăn đảm bảo làm sao thức ăn cũ được sử dụng trước, giảm thời gian lưu kho. Cần lưu ý thường xuyên kiểm tra nấm mốc hay hư hỏng của một số bao bất kỳ.

TSVN
Đăng ngày 28/08/2017
Diệu Châu
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:22 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:22 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:22 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:22 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:22 25/04/2024