Luật Thủy sản trong xu thế hội nhập

Ngày 11/12, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết 12 năm thi hành Luật Thủy sản nhằm đánh giá tình hình thi hành Luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản phục vụ việc xây dựng dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

tổng kết ngành thủy sản
Hội nghị tổng kết 12 năm thi hành Luật Thủy sản. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Sau 12 năm triển khai Luật Thủy sản (2003-2015), chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể ngành thủy sản, hệ thống chính sách phát triển thủy sản được ban hành tương đối đầy đủ; các chương trình đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện tương đối hiệu quả.

Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật là cơ sở pháp lý để ngành thiết lập hệ thống các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ vùng nước nội địa, góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, Luật Thủy sản đáp ứng nhu cầu chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi. Cụ thể, đến nay cả nước có hơn 117.000 tàu cá, trong đó số tàu trên 90 mã lực tăng mạnh. Việc tăng số lượng tàu khai thác xa bờ đã góp phần tăng cường sự hiện diện dân sự, qua đó giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.

Trong điều kiện thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng mở rộng với kim ngạch từ hơn 2 tỉ USD vào năm 2009 lên gần 8 tỉ USD vào năm 2014, Luật Thủy sản cũng Điểm neođã tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về thủy sản và ký kết các điều ước quốc tế về thủy sản.

Chính vì vậy, tại hội nghị, một số đại biểu cho rằng, việc sửa đổi bổ sung luật mới phải giải quyết các vấn đề bức thiết cuộc sống đang đặt ra mà luật cũ đã không còn giải quyết được như: Quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; quản lý giống và các vật tư thủy sản trong nuôi trồng; điều kiện nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, quá trình sửa đổi Luật Thủy sản phải đáp ứng yêu cầu đồng bộ với các luật khác như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Biển, Luật An toàn thực phẩm... đồng thời đảm bảo tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định TPP và các hiệp định thương mại song phương, yêu cầu của các thị trường về an toàn thực phẩm...

VGP, 11/12/2015
Đăng ngày 12/12/2015
Đỗ Hương
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 23:38 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 23:38 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 23:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:38 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 23:38 02/12/2024
Some text some message..