Lùng khắp ngõ xóm, bìa rừng... bắt “cậu ông trời” đem bán

Liên tục thời gian gần đây, từ trẻ em đến người lớn ở xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước, Quảng Nam ngày đêm đi “săn lùng” khắp các ngõ xóm, vào tận bìa rừng để bắt cóc đem bán.

Cậu ông trời
"Cậu ông trời" bị nhốt vào bao, lồng sắt chờ thương lái đến thu mua

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, việc thu mua “cậu ông trời” này cũng xuất phát từ chính những thương lái là người địa phương, sau khi thu mua xong họ vận chuyển lên chợ huyện hay bán lại cho các thương lái khác. Còn bước tiếp theo của người thu mua gốc tập hợp cóc về làm gì thì họ không hề hay biết.

Việc tận bắt “cậu ông trời” rất đơn giản, chỉ cần một cái đèn pin, một cái bao, thùng nhựa là có thể hành nghề được. Lúc đầu, giá 1kg “cậu ông trời” chỉ 18.000 đồng, thấy có tiền, vả lại cóc ở địa phương nhiều nên nhiều trẻ em ngày đêm đổ xô đi khắp nơi để săn lùng. Hôm nào siêng mỗi trẻ có thể bắt được khoảng từ 3 đến 4kg, mỗi kg gần 20 con cóc; còn hôm nào khan hiếm thì cũng được hơn 1kg cóc.

Sau thời gian bị tận bắt một cách vô tội vạ, cóc trở nên khan hiếm dần. Từ đó, giá cóc đã đội lên gấp đôi với giá 35.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có cóc để bắt bán.

Em N. T. T (thôn 1, xã Tiên Sơn), cho biết: “Nghỉ hè ở nhà không đi học thêm, quanh đi quảnh lại cũng chán, thấy nhiều bạn ở xóm đổ xô đi bắt cóc, nên em cũng sắm một cái đèn pin, ban đêm cùng các bạn đi quanh các xóm, bìa rừng để bắt cóc về bán.

bắt cóc
Lật từng cục đá để tìm bắt cóc bỏ vào bị

Mỗi đêm bắt được gần 2kg, bán cũng được khoảng 50.000 đồng, cũng có tiền để mua sách vở, sắm áo quần cho năm học mới. Riêng ở xóm em mỗi đêm có khoảng gần 10 trẻ em, chưa kể người lớn tổ chức đi bắt cóc để bán. Mọi người chỉ việc đi bắt, còn việc thu mua thì thương lái đến tận nhà để mua…”.

Một thương lái thu mua cóc cho biết, thịt cóc có công dụng như một liều thuốc đặc biệt chữa bệnh hen suyễn, còi xương ở trẻ nhỏ, thịt cóc đang được đẩy giá lên cao ngất ngưởng nên các thương lái cũng đi thu mua rồi bán lại cho các đầu nậu ở chợ huyện. Người phụ nữ này cũng không “bật mí” tên tuổi của thương lái gốc là ai đã đứng ra tận thu mua “cậu ông trời”.

Được biết, cóc là loài động vật rất có ích, chúng bắt sâu bọ, muỗi... Nhưng việc tận thu theo kiểu tận diệt như thế này báo động sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái, khiến sâu, bọ, muỗi xuất hiện nhiều.

Dân Việt
Đăng ngày 07/07/2013
trương hồng
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 16:45 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:45 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 16:45 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 16:45 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 16:45 04/12/2024
Some text some message..