“Lùng nhùng” thủ tục

Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã có công văn kiến nghị gửi Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)… nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản, sau khi một số DN cho biết đang gặp nhiều vướng mắc trong khâu quản lý, cấp phép, cấp chứng nhận của những cơ quan trên.

thủ tục xnk thủy sản
Thủ tục hành chính với xuất nhập khẩu thủy sản không khác gì ma trận

Vasep cho rằng, quy định về quản lý môi trường có điều chỉnh tăng mức thuế với nước thải công nghiệp từ 6% - 10% so với trước sẽ làm đội thêm chi phí cho DN trong bối cảnh khó khăn hiện nay, do phần lớn DN xuất khẩu thủy sản đều sử dụng rất nhiều nước trong sản xuất, chế biến. Tuy nhiên, chi phí tăng cao mới là một phần vấn đề mà các DN xuất khẩu thủy sản gặp phải, quan trọng hơn là các thủ tục về quản lý môi trường lại chồng chéo, phức tạp, nhiều quy chuẩn khác nhau nên gây khó khăn hơn nữa cho DN khi hoạt động.

Điển hình như việc các nhà máy chế biến thủy sản cùng kinh doanh một ngành nghề nhưng lại phải tuân thủ 2 quy chuẩn khác nhau. Nếu nhà máy nằm ngoài khu công nghiệp (KCN) thì áp dụng theo QCVN11. Còn nhà máy nào nằm trong KCN thì áp dụng theo QCVN40 với các yêu cầu, thông số thấp hơn QCVN11.

Cả hai trường hợp đều phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nhưng vấn đề ở đây là quy định không nhất quán ở mỗi địa phương, khiến một số DN ngành đặc thù nhưng không được hưởng những ưu tiên đặc thù và cách tính phí bảo vệ môi trường cũng khác nhau.

Ở góc độ khác, nhiều DN xuất nhập khẩu thủy sản còn cho biết, họ gặp thêm những khó khăn khi xin giấy phép kiểm dịch đối với hàng mẫu thủy sản nhập khẩu. Thực tế, khi DN yêu cầu khách hàng gửi hàng mẫu thủy sản đông lạnh để khảo sát chất lượng nguyên liệu trước khi quyết định mua để sản xuất thử, hoạt động này không mang mục đích thương mại với số lượng nhỏ.

Nhưng theo quy định hiện nay, DN vẫn phải thực hiện rất nhiều khâu đăng ký, kiểm tra, gây mất thời gian và phát sinh thêm chi phí.

Đại diện Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết thêm, họ gặp khó khăn liên quan đến giấy chứng nhận kiểm dịch (H/C) với hàng xuất khẩu, khiến cho DN bị lỡ đơn hàng vì thời gian giải quyết thủ tục rườm rà, phức tạp. Tại Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT, Bộ NN&PTNT có quy định việc đăng ký kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu phải có H/C do cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều khách hàng muốn chuyển nguyên liệu sang Việt Nam để gia công, chế biến nhưng không thể thực hiện được do khách hàng không được cấp H/C do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp theo quy định mà Bộ NN&PTNT đưa ra, do hàng hóa lại nằm trong kho ngoại quan của một nước khác…

Giám đốc Kinh doanh của Công ty cổ phần Sài Gòn Food cho rằng, các quy định, thủ tục hành chính hiện nay của các bộ, ngành có liên quan đến hàng hóa thủy sản xuất nhập khẩu không khác gì một “ma trận”. Với những DN có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, nhiều khi còn lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu khi xin giấy phép, làm thủ tục hoặc không biết vướng mắc nằm ở khâu nào, bộ nào thì với những DN “chân ướt, chân ráo” vào ngành có lẽ phải bó tay chịu thua.

Vị giám đốc này cũng cho biết thêm, có nhiều công đoạn kiểm dịch về cùng một vấn đề như vệ sinh an toàn thực phẩm chẳng hạn, nhiều khi phải qua đến 2 - 3 cửa cùng kiểm tra như nhau dẫn đến chi phí, thời gian chờ đợi của DN cũng tăng lên tương đương gấp 2 - 3 lần.

Theo đánh giá của đa số DN thủy sản tại TP. Hồ Chí Minh về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch thủy sản trong sản xuất, xuất nhập khẩu mà Vasep và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính tổng hợp được, thủ tục hành chính liên quan đến thủy sản hiện nay còn rườm rà, chồng chéo khiến DN khó tiếp cận, giải quyết chậm làm tăng chi phí, tốn nhiều thời gian, công sức.

Một số chuyên gia cho rằng, đây là yếu tố chính khiến DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm sức cạnh tranh, giảm lợi nhuận. Bởi vì, dù là vấn đề thủ tục hành chính nhưng lại có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Ông Trương Đình Hòe, Chủ tịch Vasep cho rằng, với những nỗ lực trong việc cải cách những thủ tục hành chính và thị trường một số nước gỡ bỏ rào cản, hy vọng từ nay đến cuối năm ngành thủy sản sẽ tăng tốc để kịp cán đích 6,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, như kỳ vọng mà ngành đã đặt ra từ đầu năm.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước đạt 4,61 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài một số thị trường có mức xuất khẩu tăng thì không ít thị trường cũng bị sụt giảm như Nhật Bản giảm 0,6%, Hàn Quốc giảm 14,1%, Đức giảm 2,6%…

Thời Báo Ngân Hàng
Đăng ngày 02/10/2013
Minh Anh
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 20:42 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 20:42 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 20:42 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 20:42 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 20:42 27/01/2025
Some text some message..