Lý giải khoa học chuyện cá "động đất" khủng lại dạt bờ

Cá "động đất" chính là cá mái chèo, là loài cá xương dài nhất còn sống trên thế giới, có thể dài tới 17m và nặng tới 270kg.

cá mái chèo
Cá mái chèo.

Theo quan niệm của người dân, cá mái chèo xuất hiện là “điềm báo” của động đất. Trong tháng 5/2015, vùng biển miền Trung đã xuất hiện 2 lần cá mái chèo dạt vào bờ. Liệu đây có phải là dấu hiệu báo trước động đất ở Việt Nam?

Cá mái chèo hiếm khi xuất hiện

Ngày 19/5, ngư dân thôn 8, xã Quảng Đại (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) phát hiện một cá mái chèo đã chết tại bờ biển. Cá dài khoảng 3m, nặng 30kg, trên lưng có một dãy vây màu đỏ, thân có những đốm đen. Ngay sau khi phát hiện, người dân dùng phương tiện vớt cá lên bờ. Trước đó ít ngày, sáng 12/5, người dân phát hiện một con cá mái chèo dài 4,1m, nặng 40kg trôi dạt vào bờ biển xã Trung Thạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Cá có mình dẹt, vây lưng có màu đỏ tươi, có sừng phía trên đầu. Theo quan niệm của người dân, cá mái chèo xuất hiện là “điềm báo” động đất.

TS Đặng Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, cá mái chèo có thể sống ở độ sâu khoảng 1.000m so với mặt nước biển. Đây là loài cá xương dài nhất còn sống trên thế giới, với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg.

Loài này được cho là báo trước động đất vì trước trận động đất Tohoku và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, khoảng 20 con cá mái chèo bị mắc cạn trên bờ biển. Điều này được lý giải là khi động đất xảy ra, áp lực trong các lớp đá có thể tạo ra điện tích tĩnh, khiến các ion tích điện được giải phóng trong nước. Quá trình trên sẽ kéo theo sự hình thành hydrogen peroxide, một hợp chất độc hại. Ion tích điện cũng có thể oxy hóa chất hữu cơ, hoặc giết chết cá hoặc buộc chúng phải rời vùng biển sâu và xuất hiện gần bề mặt.

Hiện tượng này ở Việt Nam có thể được lý giải bằng nhiều giả thuyết khác nhau. Có thể do trước động đất, khí carbon monoxide được giải phóng một lượng lớn, ảnh hưởng đến cá mái chèo và các loài sinh vật biển sâu. Cá mái chèo trôi dạt bờ biển có thể do hoạt động địa chấn, nhưng cũng không loại trừ các yếu tố không liên quan đến động đất như hạ âm sinh ra từ hoạt động của tàu ngầm quân sự, hay ô nhiễm môi trường nước.

Chưa đủ dữ liệu để khẳng định

Các loài cá sống ở gần đáy biển thường nhạy cảm với các chuyển động của các đường đứt gãy hơn so với những loài sống gần bề mặt nhưng không đủ để khẳng định dấu hiệu đó báo trước động đất.

GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, việc loài cá này dạt vào bờ biển Thanh Hóa và Quảng Bình thời gian gần đây chưa thể khẳng định chúng là điềm báo trước động đất. Cá trôi dạt bờ biển có thể do các yếu tố không liên quan đến động đất như hạ âm sinh ra từ hoạt động của tàu ngầm, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước. Môi trường biển ô nhiễm những năm gần đây cũng tạo nên những hiện tượng hiếm gặp. Dầu tràn, nước có nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại... khiến những loài cá sống ở tầng sâu thiếu oxy, chúng buộc phải di chuyển lên các tầng nước nông hơn để tồn tại. Hiện tượng cá voi bỗng dưng tấn công người hay trôi dạt vào bờ biển cũng thường xuất phát từ các nguyên nhân này.

Dựa vào các phân tích đó thì chưa thể kết luận việc cá mái chèo xuất hiện ở vùng biển Việt Nam sẽ đem đến động đất. TS Nguyễn Hồng Phương, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, hiện tượng động vật báo trước động đất thì có rất nhiều. Chuột, kiến, rắn, chim, cá heo... rất nhiều loài được cho là có khả năng cảm nhận thính nhạy hơn con người trong việc nhận biết các biến đổi của địa chất, khí quyển, nhưng cho đến nay chưa có thước đo nào từ các dấu hiệu này để khẳng định động đất. Hành vi của động vật không phải lúc nào cũng nhất quán nên không thể dựa vào đó để đưa ra thông tin cảnh báo.

“Khi có cùng lúc các dấu hiệu báo trước của thiên tai như nhiều loài đồng loạt có những bất thường, rắn ra khỏi hang, chim bay di trú, cá dạt vào bờ... thì mới phải tính toán đến khả năng động đất. Nhưng khi đã có các dấu hiệu đó thì khả năng thiên tai cũng đã đến rất gần, khi đó các phương tiện đo đạc cũng có thể phát hiện ra những bất thường”. GS Đặng Huy Huỳnh

Kiến Thức, 29/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Bảo Khánh
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 19:42 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 19:42 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 19:42 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 19:42 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 19:42 17/02/2025
Some text some message..