Mặn mòi Sa Huỳnh

Cái điểm cuối cùng của Quảng Ngãi đầu Bình Định trên đường Bắc-Nam, mọc lên cái tên Sa Huỳnh mà biểu tượng văn hóa là những chum, lọ, hũ, đánh dấu cái thuở ban đầu dựng nên một trong những nền văn hóa Việt. Sa Huỳnh còn nhiều thứ lạ.

muối Sa Huỳnh
Muối mặn Sa Huỳnh

“Mẹ ơi, muối đâu Sa Huỳnh”

Đi xe lửa qua đó, nhìn qua cửa sổ, thấy bàng bạc đồng nước và những chiếc nấm lúc trắng, lúc đen, những chiếc nấm khổng lồ không có chân. Ràn rạt gió. Nếu đi xe máy thì vằn vèo con đèo nhỏ.

Ở đây có cái lạ, người Quảng Ngãi nhưng nói giọng Bình Định, rồi thì dừa bạt ngàn, bởi giáp Bồng Sơn-Tam Quan rợp mát bóng dừa. Nhưng Sa Huỳnh là muối. Muối không biết có từ bao giờ.

Trong một lần lang thang qua đây, thi sĩ Văn Cao thảng thốt như con vạc về từ hướng biển vừa bay vừa kêu: “Mẹ ơi, muối đâu Sa Huỳnh”. Đồng muối mùa đông nước dập dờn gió lạnh len lỏi vào cổ, vào ngón tay tê buốt như cố tình vẽ trong tâm thức người ta rằng, đấy, cũng miền Trung đó thôi, nhưng ở đây chỉ hai mùa mưa nắng thôi, không phải xuân hạ thu đông như cánh đồng bạn bè bên cạnh cách một bờ rào hay một đường chim bay. Để rành rõi, khu trú được chuyện phân mùa ấy, là tại muối cả.

Diêm dân Sa Huỳnh làm muối thuở nào, thật khó biết. Dãy dài cả trăm cây số đường biển của Quảng Ngãi, vài địa danh gắn với chữ “diêm”, như Tuyết Diêm ở xã Bình Đông, Hoa Diêm vùng Bình Châu huyện Bình Sơn mặc định một thuở bao người cúi mình trên đồng muối quăng quật với nước mặn và nắng để đổi lấy hạt gạo, giờ tất cả còn là cái danh mà thôi , chỉ sót mỗi Sa Huỳnh. Địa hình ở đây lạ.

Từ vịnh Dung Quất, đường biển Quảng Ngãi chạy phăng phăng một đường thẳng, đến đây bất ngờ tạo nên một cái eo rồi phình ra như mông đàn bà.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, người chuyên chú văn hóa biển ở Quảng Ngãi, lý giải: Có 3 đặc điểm khiến cái nghề muối Sa Huỳnh không biến mất hoàn toàn. Một, cái eo này có thể trước đây là cửa biển đã bồi lấp, tạo ra mặt bằng khá rộng thông thương với cửa biển hiện thời, thuận tiện cho dẫn nước làm muối. Hai, ở đây không có đường thủy nối với sông Trà Khúc, không bị phù sa, nước ngọt “lập lờ đánh lận con đen”, nên nước biển không bị đổi màu, khiến độ mặn ở đây khá cao, thuận cho ra muối. Ba, tại đây có thể ngày trước nằm trên trục giao thông đông-tây, dễ dàng đưa muối lên miền tây Quảng Ngãi theo đường Thành Lũy để giao thương với người vùng thiểu số, rồi chạy lên Tây Nguyên.

Các truyện cổ, truyền thuyết của người Ca Dong, H’re tại Quảng Ngãi, có nhắc chuyện xuống đây gùi đổi muối đi mất mấy ngày đường. Sự hỗn dung văn hóa đã làm nên những trầm tích tại Sa Huỳnh, tạo nên một mảng màu văn hóa biển, với gò Ma Vương từng được tìm thấy 200 mộ chum từ năm 1909, với lễ cầu ngư, cúng thần Nam Hải, thờ Thiên Y A Na, hát sắc bùa, bả trạo…

Tôi đã một lần về ngồi trên đồng muối nhậu với anh Cang chồng chị Thế. Anh nói trong hơi thở mặn như muối, là ông bà truyền lại cái nghề có từ lâu lắm rồi trong gia phả, đâu có bỏ được. Giữa chừng cuộc nhậu thì hết mồi, tôi bốc hạt muối to bỏ vào miệng rồi nâng ly.

Là con dân xứ Nghĩa Bình, nên Xuân Diệu viết: “Hỏi mình biển đẹp vô ngần/ Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh”. Muối thì đi với mắm. Xứ này nổi tiếng với mắm cá cơm, chả cá, mắm nhum. Tôi hỏi anh Võ Văn Bửu – chủ đại lý cá ngựa và rắn đẻn ở Sa Huỳnh, là có nhắm nhum không? Anh nói mùa hè mới có. Con nhum biển nhìn như con nhím. Tôi đã tình cờ được ăn. Một thạc sĩ quê Quảng Trị, bỏ cơ hội làm tiến sĩ ở Úc để về quê làm mắm, bởi cô nói: Mắm chính là văn hóa!

Đặc sản cá ngựa

Đến vùng nào ven biển, hãy hỏi rượu và mắm, sẽ thấy ở đó tất cả hình sông thế núi tiếng nói phong thổ ăn mặc…gom lại trong chén mắm và li rượu. Vì thế, hễ nói đi Sa Huỳnh là thiên hạ nhao lên, răng …yếu quá rồi nên đi viện thần dược chứ chi?! Sa Huỳnh, đặc sản là cá ngựa.

Cá ngựa Sa Huỳnh, một thần dược
Cá ngựa Sa Huỳnh, một thần dược

Có một ông ngâm hủ cá ngựa mười năm, chôn dưới đất. Bữa đó đào lên, không biết sao tóc ông …dựng đứng. Lạ, chưa uống, mà có uống thì nó…dựng chỗ khác chứ sao là tóc? Hóa ra khi mở nắp, rượu dính vào tay, ông vuốt tóc nên tóc dựng. Anh Bửu cười ha ha khi tôi nhắc chuyện này. Đại lý cá ngựa, rắn đẻn của anh nổi danh đất này.

Chị Diệu vợ anh chối lia lịa, không chịu đứng vào chụp ảnh “cá ngựa để ảnh về chụp chứ tôi hổng chụp đâu”. Hỏi: “Ông chồng uống đều không?”. Chị cười ha ha, bê ra cái hũ 5 lít, chị nói 2,5 triệu đồng, gồm bào ngư 1 con, hải long 30 con, đẻn biển 4 con, sao biển, ốc kèn, 6 cá ngựa đại dương. Hũ lớn nhỏ đều có, giá từ 150 ngàn đến 3 triệu. “Hôm qua anh vào thì hay hơn, có đôi cá ngựa, mỗi con dài 3 tấc, bán 3 triệu”. Tập hợp những con vật trên, ngâm chừng 2 tháng với rượu mạnh, bỏ thêm thuốc bắc, nhất là táo, để đánh mất mùi tanh, sau đó uống mỗi bữa ăn 1 li nhỏ, uống đều, sẽ có tác dụng tráng dương bổ thận. “

Tôi bán 20 năm rồi, cũng được, mỗi tháng bán hàng chục hũ cho khách du lịch, các quán ăn. Cá ngựa lớn chừng nào thì bán nhanh chừng nấy. Cá ngựa vàng là tốt nhất”. Chị Diệu đưa ra cặp cá to như ngón tay cái, bảo 300 ngàn. “Khách Hà Nội mua là chính - anh Bửu nói - xe biển xanh nhiều quá trời, nhưng nhiều nhất là bán xuất đi Trung Quốc. 1 kg, giá chừng 20 triệu”.

Điều lạ lùng là vùng biển nước mình, chỉ có từ đây vào Phú Yên là nhiều cá ngựa. “Cách đây 15 năm khi tôi còn đi biển, cá ngựa, rắn đẻn nhiều vô kể, nhưng bây giờ ngày càng cạn kiệt, vì cá lớn nhỏ bị quét hết, đẻ không kịp để bắt”- anh Bửu trầm tư. Cũng có cá ngựa giả. Có bữa một ông khách từ Nha Trang ra, hỏi mua, móc trong túi ra lưỡi dao lam, bảo anh Bửu vớt trong hũ ra con cá ngựa. Ông ta lấy dao lam mổ ruột, xong nói: “Đúng cá thật”. Hóa ra ông này mua hũ cá ngựa ở đâu đó, về uống hết rượu, đứa con ông bắt cá ra xé chơi, xé mãi không đứt, hóa ra cá…nhựa.

Đồng nghiệp đi cùng mua một hũ 1 triệu đồng, bảo về uống Tết. Chạy xe về thành phố, gặp một đồng nghiệp nữ, cô này hỏi: “Bao nhiêu ?”. “ 1 triệu”. “Ôi, đắt quá”. “Đừng giỡn, uống vào mạnh gấp 5 lần đấy”. “Vậy bán lại em 2 triệu”… 

“Cá ngựa lớn chừng nào thì bán nhanh chừng nấy. Cá ngựa vàng là tốt nhất”. Anh Võ Văn Bửu - chủ đại lý cá ngựa và đẻn ở Sa Huỳnh

Báo Tiền Phong, 12/01/2014
Đăng ngày 13/01/2014
Nam Khang
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:18 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:18 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:18 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:18 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:18 23/12/2024
Some text some message..