Mạnh tay loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Mạnh tay loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi.

Mạnh tay loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi
Loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Hình L.Linh

Theo Bộ NN&PTNT, tình trạng lạm dụng chất kháng sinh trong thức ăn gia súc, gia cầm được đánh giá nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc. Do vậy, việc loại bỏ càng cần thiết hơn.

Mới đây, Cục Chăn nuôi đã có văn bản hướng dẫn về lộ trình dừng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh trong thời gian tới. Điều này đã thể hiện nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) trong việc thực hiện mục tiêu loại bỏ hoàn toàn chất kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi kể từ năm 2018.

Theo đó, từ 1/10/2017, các doanh nghiệp sẽ phải dừng nhập hoàn toàn thức ăn chăn nuôi chứa chất kháng sinh kích thích tăng trưởng, trong đó có cả 15 loại kháng sinh đang được Bộ NN&PTNT quy định về hàm lượng cho phép sử dụng hiện nay. Đồng thời, kể từ sau ngày 1/1/2018, các đơn vị cũng phải giám sát để không còn bất kỳ loại thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích tăng trưởng nào được mua bán trên thị trường.

Theo Bộ NN&PTNT tình trạng lạm dụng chất kháng sinh trong thức ăn gia súc, gia cầm được đánh giá nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc. Nếu sử dụng lạm dụng thì có thể gây phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Nếu người sử dụng thực phẩm tồn dư kháng sinh thì có thể ảnh hưởng đến chức năng gan thận, suy giảm sức đề kháng cơ thể, tạo nguy cơ gây nên tình trạng kháng thuốc.

Khi loại bỏ thức ăn chứa chất kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên chính là các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty này đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình này từ sớm như ngừng nhập khẩu thức ăn chứa chất kháng sinh, sử dụng phương án thay thế áp dụng công nghệ mới.

Nhằm đảm bảo việc loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết kháng sinh mà doanh nghiệp nhập về đã được cơ quan chức năng quản lý, không được bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập kháng sinh về làm thuốc thú y phải có phương án sử dụng, chỉ bán ra ngoài là các sản phẩm thuốc, không được bán nguyên liệu. Đây là giải pháp để ngăn chặn tình trạng người chăn nuôi tự ý mua kháng sinh về sử dụng với mục đích kích thích tăng trưởng và hướng tới nền chăn nuôi sạch.

VTV24
Đăng ngày 24/04/2017
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 07:18 26/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:18 26/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:18 26/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 07:18 26/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 07:18 26/04/2025
Some text some message..