Mật độ và chế độ ăn trùn chỉ để cá bảy màu đơn tính đạt năng suất cao

Mật độ nuôi và cách cho ăn trùn chỉ khi nuôi cá bảy màu đơn tính trong hệ thống nuôi tuần hoàn RAS.

cá bảy màu full gold
Fullgold ShortBody Ribbon. Ảnh: Nguyễn Phát Chanel

Cá bảy màu Poecilia reticulata là một trong những loại cá cảnh có màu sắc và hình thái rất đẹp, đây là loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy những vẫn đẻ nhiều, lên màu đẹp đặc biệt là cá đực. Đã có nhiều nghiên cứu cứu đực hóa loài cá cảnh này vì giá cá đực cao hơn hẳn giá cá cái bằng cách cho cá mẹ thức ăn trộn spironolacton (SP) 5 – 14 ngày trước khi đẻ hoặc ngâm chúng ngay sau khi được sinh ra trong nước có pha SP cho hiệu suất đực hóa bằng 66,55 - 73,27%.

Ngoài ra, nhiệt độ còn là một trong những yếu tố liên quan đến tỷ lệ đực và cái. Khi chúng ta nuôi cá 7 màu trong môi trường nước có nhiệt độ cao >= 28oC thì cá mái đẻ cá con có giới tính cái ít hơn cá đực. Khi cá được nuôi trong môi trường nước với nhiệt <= 22.5 độ thì tỉ lệ cá mái sẽ nhiều hơn cá đực. Nhiệt độ lý tưởng để cá mái 7 màu đẻ ra cá con đực và cái cân bằng là vào 25, 26oC.

Về dinh dưỡng cho cá cảnh, trùn chỉ là thức ăn tự nhiên và yêu thích của hầu hết các loài cá ăn đáy và đặc biệt là cá cảnh. Theo Giere và Pfannkuche (1982) thì trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao 5575 cal/g trọng lượng khô. Đặc biệt, trùn chỉ có kích thước cơ thể nhỏ (trùn chỉ trưởng thành dài 5cm, đường kính cơ thể chỉ vài mm), vừa với cỡ miệng cá bột của nhiều loài cá, ấu trùng của giáp xác (cua đồng, tôm càng xanh). Thêm vào đó, thành cơ thể của trùn chỉ mỏng không có vỏ ngoài bảo vệ, là con mồi dễ tiêu hóa.

Mục đích của nghiên cứu này là xác định mật độ nuôi tối ưu, ảnh hưởng của việc cho ăn trùn chỉ (Tubifex tubifex) nuôi đơn tính và kết hợp đối với năng suất tăng trưởng của cá bảy màu (Poecilia reticulata) trong hệ thống tuần hoàn RAS.

Ba thí nghiệm riêng biệt được thực hiện bể thủy tinh hình trụ 200 L/bể, ở tốc độ luân chuyển nước 1,5/ h ở nhiệt độ 26°C.

Trong thí nghiệm 1, cá (2,71cm và 0,21g) được nuôi 100 ngày với mật độ (1, 2, 3 và 4 con / L). Kết thúc thí nghiệm cá đạt chiều dài 4,56–4,99 cm và trọng lượng 1,28–1,83 g vào cuối thời gian và nghiệm thức 3 con/L được coi là mật độ tối ưu cho các thí nghiệm sau.

Trong thí nghiệm 2, cá có trọng lượng (2,68 cm và 0,20 g) được cho ăn trùn chỉ (0, 1, 2 và 3 ngày/tuần) trong thời gian nuôi 80 ngày. Kết thúc thí nghiệm,tăng trưởng của cá được tăng lên (4,25–4,47 cm và 0,96–1,26 g) và tăng trưởng tốt nhất đạt được ở nghiệm thức cho ăn trùn chỉ 3 ngày/tuần .

Trong thí nghiệm 3, cá (3,20cm và 0,27g) phát triển tốt hơn đáng kể trong nuôi đơn tính (4,47 cm, 1,09 g) so với nuôi hỗn hợp (4,32 cm, 1,01 g) trong thời gian nuôi 80 ngày. Ngoài ra, ở cả hai kiểu nuôi, năng suất sinh trưởng của con cái cao gấp đôi con đực (P <0,05).

Như vậy, mật độ thả nuôi tối ưu RAS nuôi cá bảy màu (Poecilia reticulata) cho đến khi kích thước thị trường là 3 con/L.Cung cấp trùn chỉ 3 ngày/tuần và nuôi đơn tính sẽ cho tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hệ thống RAS hỗ trợ tỷ lệ sống sót trên 99% với SGR là 2%/ngày cho đến khi đạt kích thước thị trường 1,55 g và 4,78 cm trong 100 ngày.

Các kết quả hiện tại rất hứa hẹn mang lại năng suất cao hơn trên một đơn vị diện tích cũng như nuôi cá bảy màu ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới và thậm chí ôn đới bằng cách sử dụng hệ thống nuôi RAS khép kín.

The effects of stocking density, Tubifex feeding and monosex culture on growth performance of guppy (Poecilia reticulata) in a closed indoor recirculation system by Selçuk Görelşahin, Mahmut Yanar, Metin Kumlu.

Đăng ngày 11/11/2020
Như Huỳnh
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:27 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 12:27 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:27 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:27 05/11/2024
Some text some message..