"Mắt thấy tai nghe" hiệu quả mô hình nuôi cá thát lát, lăng nha trên hồ thuỷ lợi

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án khuyến nông quốc gia “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai thành công mô hình nuôi cá thát lát trong lồng bè và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thả cá giống
Sau thành công với cá thát lát, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục phát triển mô hình cá lăng nha thương phẩm trên hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ. Ảnh: Mạnh Hùng

Xây dựng mô hình gắn với tiêu thụ

Tỉnh Quảng Ngãi có gần 2.600ha mặt nước của trên 80 hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi tốt để triển khai và phát triển mạnh các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông, suối nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Nhận thấy những điều kiện thuận lợi trên, cùng nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án khuyến nông quốc gia "Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên", trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng bè tại thôn Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ.

"Với quy mô 200m3 lồng, thả 10.000 con cá giống thát lát cườm (tương đương mật độ 50 con/m3 lồng nuôi) kích cỡ ≥8cm/con, sau 8 tháng triển khai, cá đạt trọng lượng bình quân hơn 600g/con, tỷ lệ sống đạt trên 75%. Với giá bán 90.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình cho lãi gần 120 triệu đồng" - đại diện Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cho biết.

Anh Trần Văn Thuận - cộng tác viên tham gia mô hình phấn khởi cho biết: "Tham gia mô hình, người nuôi cá được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn trực tiếp trong suốt quá trình thực hiện mô hình nên cá sinh trưởng phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Sau khi kết thúc mô hình, tôi đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong lồng, nhất là kỹ thuật chọn cá giống và kỹ thuật phòng, trị bệnh cho cá".

Cũng theo anh Thuận: "Mô hình nuôi cá này khá hiệu quả, vì loài cá thát lát có giá trị kinh tế cao hơn một số loài cá khác, dễ tiêu thụ. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nuôi cá thát lát cườm và sẽ mở rộng thêm vài ô lồng nữa để tăng thu nhập cho gia đình".

Cá lăng nha giống được hỗ trợ cho nông dân thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Ảnh: Mạnh Hùng

Đây là dự án hiệu quả, vì thế để chuyển giao quy trình kỹ thuật đến với người dân, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Tơ tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong lồng bè trên sông, hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm cho 70 hộ dân sinh sống xung quanh vùng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa có nhu cầu học hỏi kỹ thuật nuôi cá lồng bè.

Khi mô hình cho thu hoạch, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã tổ chức buổi tổng kết với sự tham gia của 40 hộ nông dân để bà con được "mắt thấy tai nghe" về hiệu quả của mô hình, cũng như tuyên truyền về kỹ thuật nuôi cá, từ đó có thể tham khảo, nhân rộng.

Tiếp tục phát triển mô hình mới

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, đây là mô hình nuôi thuỷ sản có sự liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ không hoàn lại một phần kinh phí thực hiện mô hình, phía doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào như cá giống, thức ăn, hóa chất phòng và trị bệnh, các vật tư thiết yếu trong nuôi cá lồng bè… và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, trên 80% sản phẩm của mô hình được bao tiêu với giá ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 15% so với các mô hình nuôi cá theo cách truyền thống.

Để tiếp nối thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện năm thứ 2 dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên", với mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm.

Tham gia mô hình có hộ ông Trương Ngọc Thành và hộ ông Võ Tấn Tám (ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây). Mô hình được thực hiện với quy mô 200m3 lồng (100m3 lồng/hộ), thả 4.000 con cá giống lăng nha (tương đương mật độ 20 con/m3 lồng), kích cỡ ≥15cm/con. Cá giống khi thả khỏe mạnh, không bị xây xát, bơi linh hoạt, không nhiễm bệnh và đã qua kiểm dịch, nguồn cá giống được cơ sở sản xuất giống cá nhân tạo tại tỉnh Quảng Nam cung cấp.

Đến nay, cá lăng nha trong mô hình đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện nguồn nước của hồ chứa nước thủy điện Đăk Đrinh, cá sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi.

Dân Việt
Đăng ngày 06/08/2020
Mạnh Hùng-Đại Nghĩa
Nông thôn

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 23:48 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 23:48 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 23:48 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 23:48 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 23:48 28/03/2024