Máy sản xuất đá tuyết từ nước biển giúp bảo quản hải sản

Lần đầu tiên máy làm đá tuyết từ nước biển được chế tạo, trang bị cho tàu cá đánh bắt xa bờ để bảo quản thủy sản.

Máy sản xuất đá tuyết từ nước biển giúp bảo quản hải sản
Máy sản xuất đá tuyết từ nước biển.

Theo Tổng cục thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổn thất sau khai thác thủy sản tại Việt Nam chiếm khoảng 20-30% sản lượng. Nghĩa là mỗi năm Việt Nam mất 700.000 tấn hải sản do bị hư hỏng, tương đương 14.000 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân là do thiết bị và công nghệ bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo phương pháp truyền thống, ngư dân sử dụng đá cây làm từ nước ngọt trên đất liên rồi xay nhỏ đưa lên tàu cá, chứa trong các khoang lạnh để bảo quản hải sản. Diện tích bề mặt tiếp xúc của đá xay với hải sản không cao, do vậy tốc độ làm lạnh thấp, nhiệt độ bảo quản trong khoang bảo quản không đồng đều. Mặt khác đá xay có cạnh rất sắc, thường hay làm trầy xước hải sản, nhất là các loài thân mềm.

Để khắc phục hạn chế trên, nhà khoa học thuộc Trung tâm phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu chế tạo máy làm đá tuyết từ nước biển phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ".

Trong hai năm 2016-2017 nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, các nhà khoa học đã chế tạo thành công máy sản xuất đá tuyết từ nước biển, năng suất 1.250 kg/24h. Đặc biệt, họ đã làm chủ công nghệ chế tạo buồng tạo đá tuyết bao gồm: Tang trụ, cơ cấu gạt đá, bộ phận phun nước, hệ thống tuần hoàn nước lạnh, bộ trao đổi nhiệt sử dụng hệ thống máy nén một cấp, phù hợp với điều kiện tàu cá Việt Nam.

Với chiếc máy này, nguyên liệu để làm đá tuyết là nước muối 3% hoặc nước biển sẽ được bơm vào bể tuần hoàn. Khi bể đầy hoặc hết nước, cảm biến sẽ báo tín hiệu về bộ xử lý trung tâm để bật/tắt máy bơm.

Máy bơm sẽ bơm nước và phun đều trên bề mặt của buồng tạo đá tuyết. Lúc này hệ thống trao đổi nhiệt qua thành trong của buồng tạo đá xuống mức từ -3 độ C đến -6 độ C giúp nước làm lạnh nhanh. Bộ phận trao đổi nhiệt dạng ống xoắn ruột gà truyền thống và tang trống được thay bằng công nghệ đúc liền.

Trên thành trong của buồng tạo đá, các tinh thể băng liên tục hình thành và được cơ cấu dao gạt tách ra khỏi bề mặt buồng tạo đá. Nhờ đó, một phần nước làm lạnh nhưng chưa kịp hình thành tinh thể băng cùng đá tuyết sẽ rơi xuống đáy buồng tạo đá.

Giữa đáy buồng tạo đá và bể tuần hoàn nước lạnh được ngăn cách bởi tấm sàng đá giúp giữ lại phần đá tuyết, đẩy ra ngoài bể chứa thành phẩm, phần nước lạnh chưa hình thành đá sẽ đi qua tấm sàng rồi quay trở lại bể nước nguyên liệu. 


Cơ cấu buồng tạo đá tuyết.

Khi sử dụng, người dùng dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh độ đậm đặc của đá tuyết trong dải từ 25% tới 95% hoặc theo nhiệt độ xác định.

Vật liệu tạo máy sản xuất đá tuyết có khả năng chịu ăn mòn của nước biển như: inox 316, nhựa PVC. Máy nén, bộ phận tách dầu, dàn ngưng, các thiết bị khác đều sử dụng loại chuyên dùng cho tàu biển, đảm bảo độ bền và độ tin cậy.

Sản phẩm thử nghiệm tại cảng biển và trên tàu cá thuộc vùng biển Hải Phòng cho thấy máy chạy ổn định, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu máy có năng suất lớn hơn, có thể lên đến 10 tấn/24h với nhiều cải tiến, đối tượng hướng đến là cá ngừ, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường tiềm năng như Nhật, EU.

VnExpress
Đăng ngày 06/08/2018
Phạm Hương
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 07:27 04/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 07:27 04/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 07:27 04/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 07:27 04/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 07:27 04/02/2025
Some text some message..