Mazzetta khẳng định tính an toàn của tôm nhập khẩu sau khi SSA cố nêu lên mối lo ngại về dịch bệnh EMS

Tom Mazzetta, Tổng giám đốc công ty Mazzetta, gần đây đã gửi tới Bộ Thương mại (DOC), Bộ Nông nghiệp (USDA) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Mỹ một bức thư đề cập đến nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Lightner về dịch bệnh EMS ở tôm nhằm phản đối cáo buộc từ Liên minh tôm miền Nam (SSA) cho rằng việc nhập khẩu tôm nuôi sẽ gây nên rủi ro lớn.

Mazzetta, nhập khẩu tôm, SSA
Tôm chế biến đông lạnh.

Dưới đây là đoạn trích trong bức thư của Mazzetta:

“An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty chúng tôi, bằng chứng là những việc chúng tôi đứng đầu ngành về kiểm soát nội bộ và có quá trình lâu dài là công ty để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Như trong thư của mình, Tiến sĩ Lightner cũng đã khẳng định rằng tôm chín thu mua từ các khu vực bị nhiễm bệnh không tiềm ẩn bất kỳ mối đe dọa nào đến sức khỏe con người.

Thứ hai, chúng tôi cũng phải đặt dấu hỏi về động cơ cùa lá thư SSA đưa ra ngày 24-4. Trước đây, SSA đã tận dụng mọi cơ hội để dấy lên lo ngại đối với tôm nhập khẩu bằng cách gây áp lực nhằm thay đổi chính sách hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đưa ý kiến của Đoàn đại biểu Hạ viện vùng Vịnh vào nội dung bức thư và gửi tới một số công ty truyền thông cho thấy dường như họ đang lặp lại những mánh khóe cũ.

Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến khoa học.

Tiến sĩ Lightner cho biết nguyên nhân dịch bệnh EMS đã được xác định. Hơn nữa, tôm đông lạnh nhập khẩu hoàn toàn không có nguy cơ truyền bệnh cho nguồn lợi tôm tự nhiên. Như đã đề cập ở trên, tôm được chín cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người,

Lệnh cấm được ban hành tại một số nước khác là do các nước này nhập khẩu tôm giống về để nuôi. Tuy nhiên, Mỹ hoàn toàn không nằm trong trường hợp này.

Ngày 6-5, tiến sĩ Lightner đã công bố phát hiện mới liên quan đến một chủng vi khuẩn là  tác nhân gây ra dịch bệnh EMS. Đó là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, thường tìm thấy ở các vùng nước lợ ven bờ trên toàn thế giới.

Việc xác định được vi khuẩn gây nên dịch bệnh EMS đã đưa ra những bằng chứng khoa học về việc tôm nhập khẩu đông lạnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Chỉ 1-2% trong số các chủng vi khuẩn V. parahaemolytics tự nhiên trên thế giới có khả năng gây bệnh cho con người, trong số đó không có chủng mà tiến sĩ Lightner đã xác định là nguyên nhân gây dịch bệnh EMS.

Nghiên cứu gần đây nhất của tiến sĩ Lightner đã phản bác lại tuyên bố tôm đông lạnh nhập khẩu ẩn chứa nguy cơ gây hại cho tôm nuôi hoặc tôm khai thác nội địa. Bệnh dịch lan tràn là do xuất phát từ các trại tôm đã bị nhiễm bệnh hoặc việc di chuyển tôm sống nhiễm bệnh, nhất là tôm giống. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Lightner cũng đã thử nghiệm và không thành công trong việc gây nhiễm EMS thông qua sử dụng các mẫu tôm đông lạnh hoặc rã đông, tức là việc cấp đông sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tôm nhập khẩu vào Mỹ đều dưới dạng tôm đông lạnh. Do đó, hoàn toàn không có nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các sản phẩm này.

Tom Mazzetta, Người sáng lập và Tổng giám đốc.

Vietfish
Đăng ngày 18/05/2013
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:16 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:16 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:16 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:16 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:16 11/01/2025
Some text some message..