Mẹo ủ phân lợn làm thức ăn cho cá rô phi

Nhờ ủ phân lợn để làm thức ăn cho cá trong hồ nuôi rộng hơn 10ha, mỗi năm, ông Từ Quang Vĩnh ở xóm 5, xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí mua cám công nghiệp.

Mẹo ủ phân lợn làm thức ăn cho cá
Nhờ sử dụng phân lợn, mỗi năm ông Vĩnh tiết kiệm được 30% thức ăn cám công nghiệp. (Ảnh: DN).

Trang trại VAC của ông Từ Quang Vĩnh rộng khoảng 15 ha. Trong đó, ông dành hơn 1ha để chăn nuôi lợn. Mỗi năm, 40 lợn nái đẻ được gần 1.000 lợn giống, ông giữ lại nuôi toàn bộ để xuất bán lợn thịt thương phẩm. Ngoài ra, ông còn thầu thêm hơn 10ha mặt nước do UBND xã quản lý để nuôi cá thâm canh.

Trước đây, ông Vĩnh nuôi cá rô phi sử dụng 100% cám công nghiệp, bởi vậy, giá thành sản phẩm khá cao (khoảng 25.000 – 27.000 đồng/kg). Để tiết giảm chi phí sản xuất, ông Vĩnh chăn nuôi thêm lợn để lấy phân nuôi cá.

Ông Vĩnh cho biết, thời điểm đầu, toàn bộ dung dịch thải từ chuồng lợn được ông Vĩnh thu gom vào các bao tải lót nilon, bịt kín miệng để ngăn mùi hôi thối thoát ra ngoài, sau 4 – 5 ngày thì đổ xuống ao. Tuy nhiên, do bị hấp hơi, chất hữu cơ trong phân chuyển hóa thành các loại khí độc như H2S, CH4… Bởi vậy, một số cá nhỏ trong ao bị ngạt và chết, nguồn nước cũng ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Để khử khí độc trong phân, ông Vĩnh đã xây một khu nuôi trùn quế từ phân lợn, sau đó sử dụng làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, mô hình này phải đầu tư khá lớn, và sản lượng trùn quế, phân cũng không đáp ứng được nhu cầu thức ăn của đàn cá.

nuôi cá, thức ăn nuôi cá, thức ăn, ủ phân làm thức ăn cá, nuôi cá rô phi

Nhờ sử dụng phân lợn, mỗi năm ông Vĩnh tiết kiệm được 30% thức ăn cám công nghiệp. (Ảnh: DN).

Tiếp đến, ông Vĩnh xây thêm một bể chứa xi măng dung tích khoảng 10m3, đặt nổi có mái che bằng tấm lợp fibro-ximăng. Cứ 1m3 dung dịch phân + nước tiểu lợn, ông Vĩnh cho thêm 5kg mật rỉ đường và 1 gói phân vi sinh được mua từ Viện Môi trường Nông nghiệp. Sau 7 – 10 ngày ủ, khi tiến đến gần bể phân không ngửi thấy mùi hôi khó chịu, đó là lúc có thể sử dụng cho cá ăn.

Ông Vĩnh lưu ý, muốn ủ phân làm thức ăn cho cá hiệu quả, thì người chăn nuôi cần ứng dụng công nghệ chuồng sàn, nuôi lợn tiết kiệm nước (không sử dụng nước để tắm lợn và vệ sinh rửa chuồng). Bởi, nếu sử dụng quá nhiều nước để tắm lợn và rửa chuồng thì dung dịch thải ra môi trường rất nhiều, hàm lượng chất khô rất thấp (dưới 1%). Như vậy, vừa tốn kém tiền xây bể thu gom chất thải chăn nuôi, vừa tốn men vi sinh và rỉ đường để phối trộn, ủ phân vi sinh.

Còn nếu sử dụng công nghệ chuồng sàn có khe thoáng, phân lợn và nước tiểu có thể rơi xuống bể chứa phía dưới. Nhờ đó, người chăn nuôi không cần bơm nước rửa chuồng, tắm lợn. Dung dịch thải ra môi trường có hàm lượng chất khô rất cao (từ 7 – 10%), dễ dàng thu gom và đặc biệt là không cần lọc chất lỏng trước khi ngâm ủ bằng chế phẩm vi sinh.

Ông Vĩnh cho biết, từ khi ứng dụng mô hình ủ phân bằng chế phẩm sinh học để làm thức ăn cho cá, gia đình ông giảm được khoảng 30% thức ăn công nghiệp. Khoảng 3 năm trở lại đây, giá thịt lợn lên xuống thất thường, có thời điểm rớt giá chỉ còn 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, quy mô tổng đàn lợn của ông Vĩnh không bao giờ biến động, bởi phân thải lợn chính là “lãi” mà gia đình được thụ hưởng.

Chăn nuôi sạch lãi hàng trăm triệu

Dẫn chúng tôi ra khu đầm nuôi cá, ông Vĩnh mở một màn “tiệc đãi". Khi thấy có tiếng động của người lạ, đàn cá tưởng rằng đến giờ ăn. Chúng bơi về phía ông Vĩnh, nhao nhao nhảy lên để chờ đón thức ăn. Ông Vĩnh tung một vài viên cám để dụ chúng vào gần sát bờ hơn, sau đó cầm một cái vục được 7 con cá rô phi kéo lên bờ.

Con nào cũng rất béo và khỏe mạnh. Ông Vĩnh cho biết, cá mới nuôi được hơn 4 tháng nhưng trọng lượng trung bình 800gram, khoảng nửa tháng nữa là có thể xuất bán. Dự kiến, sau khi bán lứa cá này, trừ chi phí đầu tư, ông cầm chắc trong tay khoản lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

NNVN
Đăng ngày 14/05/2019
Minh Phúc - Hưng Giang
Kỹ thuật

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 18:21 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 18:21 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:21 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 18:21 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:21 16/04/2024