Mexico giảm nhập khẩu cá ngừ từ các nước Châu Á

Mexico hiện xếp thứ 11 trên thế giới về sản xuất và XK cá ngừ, đồng thời là một trong mười thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam. Ngành công nghiệp cá ngừ Mexico có thể được coi là đại diện cho sự phát triển nghề cá của nước này. 11 tháng đầu năm 2016, NK cá ngừ của Mexico đạt 116 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm NK cá ngừ của Việt Nam.

Nhập khẩu cá ngừ của Mexico
Nhập khẩu cá ngừ của Mexico

Sản phẩm

Những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cá ngừ của Mexico đã giảm sút, do các hạn chế về hạn ngạch khai thác nhằm bảo tồn nguồn lợi. Để bù đắp lượng thiếu hụt cá ngừ khai thác, từ năm 2004 Mexico đã phát triển nuôi cá ngừ vây vàng và vây xanh ở Baja California nhưng tới nay sản lượng mới chỉ đạt khoảng hơn 2.000 tấn. Vì phần lớn trong số các loài cá ngừ do Mexico đánh bắt là cá ngừ vây vàng nên các sản phẩm cá ngừ vây vàng của Mexico chiếm tới hơn 90% sản lượng sản xuất trong nước. Mexico hiện phải NK phần lớn cá ngừ vằn từ bên ngoài. Cụ thể, NK cá ngừ tươi, ướp đá và đông lạnh của Mexico trong 11 tháng đầu năm 2016 tăng 25%, đạt gần 43 nghìn tấn. Trong đó, cá ngừ vằn đông lạnh chiếm tới hơn 73% tổng khối lượng.

Trái lại, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này của Mexico giảm. NK cá ngừ đóng hộp của Mexico trong 11 tháng đầu năm 2016 giảm 0,15% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 10,7 nghìn tấn. NK thăn/philê cá ngừ đông lạnh của Mexico cũng giảm 1,6%, chỉ đạt 985 tấn.

Nguồn cung

Mexico đang NK cá ngừ từ 23 nước trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Venezuela, Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam, quần đảo Marshall, Kiribati, Ecuador và Panama là 10 nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho Mexico, chiếm 89% tổng giá trị NK cá ngừ.

11 tháng đầu năm 2016, NK cá ngừ của Mexico từ các nước Châu Á, trừ Hàn Quốc, giảm so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, NK cá ngừ từ Ecuador, Panama và Papua New Guinea (PNG) tăng mạnh.

 

NGUỒN CUNG CÁ NGỪ CHO MEXICO, T1-11/2016/2015

Nguồn cung

Giá trị (nghìn USD)

Khối lượng (kg)

T1-11/2016

T1-11/2015

Tăng trưởng (%)

T1-11/2016

T1-11/2015

Tăng trưởng (%)

Trung Quốc

29.551

27.215

8,6

8.177.336

8.833.031

-7,4

Mỹ

26.038

25.122

3,6

17.100.065

19.081.515

-10,4

Venezuela

13.837

1.864

642,3

8.120.737

8.659.000

-6,2

Indonesia

6.908

9.828

-29,7

2.018.745

2.785.445

-27,5

Hàn Quốc

6.157

153

3.924,2

3.640.121

101.928

3.471,3

Việt Nam

5.047

6.288

-19,7

670.293

840.814

-20,3

Marshall

4.901

1.497

227,4

3.379.000

938.000

260,2

Kiribati

4.718

 

 

3.266.000

 

 

Ecuador

3.253

2.853

14

1.014.004

867.921

16,8

Panama

3.101

213

1.355,9

1.888.077

22.036

8.468,1

Papua New Guinea

2.643

213

1.140,8

1.730.000

99.156

1.644,7

Các nước khác

9.868

20.261

-51

3.376.423

3.637.040

-7,2

Tổng cộng

116.022

95.294

21,8

54.380.801

45.865.886

18,6

 

Trong bối cảnh thị trường cá ngừ Mỹ và EU đang bão hòa và ngày càng khắt khe hơn về các vấn đề khai thác, nguồn gốc cá ngừ…, Mexico nổi lên là một thị trường thay thế tốt tại thời điểm này. Do đó, các nước đều chuyển hướng XK sang thị trường này. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này tăng. Các nước có quy mô khai thác lớn, chủ động về nguồn nguyên liệu như Hàn Quốc, Ecuador, PNG… đang tăng khả năng cạnh tranh.

Dự báo, do giá cá ngừ trong những tháng đầu năm 2017 ở mức cao nên NK cá ngừ của Mexico giảm. Tuy nhiên, sau đó khi các lệnh cấm tại các ngư trường kết thúc, giá cá ngừ giảm xuống thấp hơn NK cá ngừ của nước này sẽ tăng trở lại.

VASEP
Đăng ngày 16/03/2017
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:37 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:37 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:37 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:37 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:37 20/04/2024