Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá các phản ứng miễn dịch như phenoloxidase (PO), hoạt tính kháng khuẩn và các biến đổi trao đổi chất như: oxyhemocyanin, lactate và nồng độ glucose của tôm chân thẻ trắng (Litopenaeus vanamei ) khi tiếp xúc với Ammonia trong môi trường ở các mức 0 ; 2,5; 5; 7,5 và 10 mg/L trong thời gian 0, 3, 6, 12, 24 và 48 giờ và đồng thời xác định ảnh hưởng của hormone cuống mắt đối với các chức năng trao đổi chất và miễn dịch của tôm thẻ chân trắng khi môi trường có hàm lượng Ammonia ở mức 10 mg/L.
Thí nghiệm 1: Stress Ammonia
Sơ đồ quá trình chuyển hóa của các hợp chất Nitrogen trong ao nuôi.
Nồng độ thực tế của các dung dịch kiểm tra là 0,04; 2,77; 6,0; 8,30 và 11,36 mg/L đối với ammonia-N.
Kết quả
Các kết quả cho thấy sự giảm đáng kể các hoạt động miễn dịch như PO, kháng khuẩn trong huyết tương cũng như tăng nồng độ glucose và lactate đáng kể. Đồng thời giảm mức độ Oxyhemocyanin trong máu của tôm chân trắng khi nồng độ amoniac môi trường tăng cao.
Những phát hiện này chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng tiếp xúc với amoniac-N sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.
Thí nghiệm 2: Loại bỏ cuống mắt
Ảnh: Aquaculturealliance
Tôm ở thí nghiệm 1 được tiếp tục đánh giá các hạt động miễn dịch và hoạt động kháng khuẩn sau khi được loại bỏ cuống mắt nhằm kích thích sinh sản.
Kết quả
Việc loại bỏ cuống mắt đã làm giảm đáng kể các hoạt động miễn dịch và kháng khuẩn, cho thấy rằng hormone cuống mắt ở tôm có vai trò tăng đáp ứng miễn dịch, và tăng sức đề kháng để bảo vệ tôm chống lại stress do ammonia-N.
Việc loại bỏ cuống mắt cũng làm giảm nồng độ glucose và lactate đáng kể, cho thấy hormone cuống mắt có liên quan đến chuyển hóa glucose để đáp ứng các yêu cầu về năng lượng dưới điều kiện stress ammonia-N.
Kết luận
Việc tiếp xúc với amoniac-N gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch và suy yếu ở tôm. Hormone cuống mắt ở tôm thẻ chân trắng L. vannamei góp phần bảo vệ chống lại stress ammonia-N.