Miền Tây nhộn nhịp trục đất bắt cá đồng

Những ngày này, bà con nông dân miền Tây đang trục đất để chuẩn bị cho vụ lúa mới, đây cũng chính là thời điểm nhộn nhịp của nghề đặt lú bắt cá đồng.

Lú bắt cá.
Nhộn nhịp của đặt lú bắt cá đồng vào mùa trục đất chuẩn bị vụ lúa mới.

Lú tôm cá là loại ngư cụ đánh bắt cá thường được người nông dân miền Tây sử dụng. Loại dụng cụ này có thể kéo dài từ 5 m đến 10 m tùy theo thiết kế, được kết từ nhiều khung sắt hình chữ nhật, mỗi khung cách nhau 4-5 tấc, đan bằng dây lưới. Thông thường, các lỗ trên phần lưới được đan rộng khoảng 2,5 phân để có thể vừa đánh bắt vừa bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên.



Lú tôm cá là loại ngư cụ đánh bắt cá thường được người nông dân miền Tây sử dụng.

Lú thường được dùng để đánh bắt thủy sản ở các kênh, rạch, tuy nhiên thời điểm bắt hiệu quả nhất và được bà con đặt lú nhiều nhất là lúc trục đồng chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân.

Theo lý giải của nhiều người, khi máy trục chạy trên đồng là lúc các loài thủy sản không còn nơi trú ngụ, đây là thời điểm tốt để đánh bắt thủy sản.

Trục đồng chuẩn bị cho vụ lúa mới.

Anh Nguyễn Văn Linh (ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) năm nào cũng vậy, mỗi khi đến mùa trục đồng thì anh đem lú ra đồng để bắt cá. Theo anh Linh tiết lộ với khoảng 60 cái lú, mỗi vụ đánh bắt cá gia đình anh thu nhập được khoảng 20 triệu đồng.

“Mình đi theo cái máy trục, nơi nào có trục thì mình đặt lú. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tôi dùng lú loại thưa, chỉ đặt để bắt các loại cá lớn, như: cá rô, cá sặt, mè vinh, rô phi cá lóc” - anh Linh giải thích.



Thời gian trục đồng cũng là lúc nghề đặt lú bắt cá nhộn nhịp.

Cũng đặt lú bắt cá, tôm theo mùa trục đồng, chị Bùi Thị Trúc Ly (cũng ngụ huyện Phụng Hiệp), cho biết trung bình khoảng 50 cái lú, mỗi đêm có thể bắt được khoảng 40-50 kg cá các loại, đôi khi bắt được hàng trăm ký ốc bươu vàng. Là người có kinh nghiệm trong đặt lú bắt cá, nhận thấy năm nay mưa nước về thấp và trễ hơn mọi năm, nên chị Ly nhận định cá đồng sẽ ít hơn mọi năm, tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. “Dự đoán là cá năm nay sẽ ít nhưng đặt cũng nhiều hơn năm ngoái, chỉ có tép là năm nay ít thôi. Đặt lú cũng đơn giản, chiều đặt rồi sáng hôm sau đi giở, nói chung thu nhập cũng khỏe hơn đi làm thuê cho người ta” - chị Linh tiết lộ.



Các loại thủy sản thường bắt được khi đặt lú ngoài đồng là: cá rô, cá sặt, mè vinh, rô phi cá lóc, ốc.

Nghề đặt lú bắt cá đồng thường chỉ kéo dài khoảng một tháng. Khi những cánh đồng được trục xong thì nghề đặt lú bắt cá đồng cũng không còn hiệu quả nữa. Gác lú lên bờ, bà con nông dân trở lại với nghề nông, làm đất, vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị đất xuống giống vụ lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

Pháp Luật
Đăng ngày 25/11/2019
Châu Anh
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:47 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:47 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:47 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:47 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:47 18/11/2024
Some text some message..