Mô hình cảnh báo nước biển dâng

Sống cạnh những con sóng ở thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), Trần Đào Hải Ngọc tâm niệm phải giúp người dân chủ động hơn, an toàn hơn trong mỗi mùa mưa bão. Và điều này đã thôi thúc Ngọc làm ra mô hình cảnh báo nước biển dâng.

cảnh báo nước biển dâng
Trần Đào Hải Ngọc (giữa) thuyết trình về mô hình sa bàn cảnh báo nước biển dâng - Ảnh: Tâm Ngọc

Mô hình này đoạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Định năm 2015 (do Liên hiệp Hội Khoa học - Kỹ thuật, Sở GD-ĐT, Sở Khoa học - Công nghệ, Tỉnh đoàn tổ chức).

Ám ảnh từ những cơn bão

Hải Ngọc hiện là sinh viên năm nhất Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Ngọc thực hiện đề tài khoa học khi còn đang học lớp 12 Trường THPT Quốc Học (TP.Quy Nhơn).

Ngọc chia sẻ: “Ban đầu gia đình em can ngăn vì lo ảnh hưởng tới kết quả thi cuối cấp và tuyển sinh của em. Nhưng điều này đã thôi thúc trong em từ lâu và em phải làm cho được. Những con sóng mùa bão lũ, những phận người mong manh trước biển như một nỗi ám ảnh mà em không thể dứt ra nếu không làm được điều gì đó”.

Nhà Ngọc ở gần biển. Cô đã nhiều lần chứng kiến cảnh những con sóng dâng cao khiến nhiều căn nhà sát biển bị sạt lở, thậm chí đổ sụp. Kinh hoàng hơn, trong một trận bão, nước biển dâng đã cuốn đi một người hàng xóm của Ngọc. Những ký ức đó cứ luẩn quẩn trong đầu một cô gái đa cảm và mạnh mẽ.

“Lúc nào em cũng thắc mắc: Vì sao hiểu biết về biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển còn thấp? Các tác động nào làm ảnh hưởng đến nhận thức của bà con? Đâu là giải pháp để cải thiện thực trạng đó?”, 3 câu hỏi lớn thôi thúc Ngọc đi tìm lời giải đáp.

Cô học trò xác định việc tìm kiếm một mô hình truyền thông phù hợp với bà con ngư dân vùng ven biển để họ hiểu biết và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nhiều công trình, dự án đã nêu ra các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng mô hình giáo dục cộng đồng với biến đổi khí hậu, nhưng truyền thông bằng mô hình trực quan thì chưa có. Vậy là Ngọc bắt tay nghiên cứu “Mô hình sa bàn mô tả quá trình nước biển dâng gây ngập lụt, góp phần hạn chế hậu quả do biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển”.

Mang tính ứng dụng cao

Hải Ngọc cho biết mô hình cảnh báo nước biển dâng gồm 2 phần: Sa bàn mô phỏng các khu vực địa hình, các khu dân cư ven biển và thiết bị kỹ thuật mô tả hiện tượng nước biển dâng. Phần quan trọng nhất là hộp kỹ thuật điện tử báo mực nước dâng, bao gồm một hệ mạch điều khiển cảm biến siêu âm SRF05, một hệ thống đèn, chuông báo động và một máy sấy hoạt động chế độ nóng tỏa nhiệt làm tan đá (băng) dùng để mô phỏng hiện tượng nước biển dâng.

Nguyên lý hoạt động của mô hình sa bàn khá hiệu quả. Khi bật nguồn trên màn hình led thể hiện mực nước an toàn và hệ thống đèn hiệu báo màu xanh. Khởi động hệ thống tỏa nhiệt nóng, thước đo nhiệt độ hiển thị nhiệt độ tăng lên, đá trong hộp bắt đầu tan chảy (băng tan chảy vào đại dương làm tăng dần mực nước tại các vùng ven biển) và hệ thống đèn báo hiệu sẽ chuyển sang trạng thái báo động liên tục từ màu xanh đến màu vàng.

Mực nước càng lên cao hệ thống đèn báo hiệu sẽ chuyển sang trạng thái báo động liên tục từ màu vàng đến màu đỏ. Lúc này, cộng đồng và chính quyền địa phương phải triển khai nhanh các kế hoạch ứng phó như: chằng chống nhà cửa, xây dựng kè chắn sóng, đắp bờ bao, di chuyển tàu thuyền, di dân đến nơi an toàn… Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là còn khá cồng kềnh. Chính vì vậy, mặc dù đưa ra được ý tưởng hay, mô hình hiệu quả nhưng lại không được mang đi dự thi ở cuộc thi khoa học cấp quốc gia.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Trân, giám khảo chấm giải, cho biết: “Việc tìm kiếm một mô hình truyền thông phù hợp với đối tượng cư dân ven biển nhằm tăng hiểu biết và thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong thực tiễn truyền thông về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Bình Định”. Còn cô gái trẻ Trần Đào Hải Ngọc thì ấp ủ ước mơ: “Sau này khi sản phẩm được hoàn thiện hơn, hy vọng nó sẽ được sử dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành ven biển để giúp người dân có thể hạn chế thiệt hại của tình trạng nước biển dâng”.

Báo Thanh Niên, 30/09/2015
Đăng ngày 30/09/2015
Tâm Ngọc
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:03 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:03 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:03 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:03 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:03 17/02/2025
Some text some message..