Mô hình nuôi tôm đạt kỷ lục tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Kings Infra Venture Ltd. (Kochin, Ấn Độ) là một công ty nuôi trồng thủy sản bền vững, đã lập kỷ lục thế giới về tốc độ tăng trưởng của nuôi tôm thẻ nuôi trong ao bằng cách thu hoạch tôm nặng 80 g/con (210 mm) trong thời gian nuôi 130 ngày.

tôm thương phẩm
Tôm tăng trưởng kỷ lục nhờ áp dụng mô hình SISTA360. Ảnh nsagriculture

Tôm thẻ chân trắng đạt kích thước tối được ghi nhận khi chúng sống ngoài tự nhiên ở đại dương, với độ tuổi 12-14 tháng kích thước tối đa là 230 mm (FAO). Theo các chuyên gia, để đạt được mức tăng trưởng tương tự trong hệ thống nuôi trồng thủy sản trong ao trong khoảng thời gian 100-130 ngày là một kỳ công đáng kinh ngạc. 

Tuy nhiên, gần đây một công ty nuôi trồng thủy sản bền vững ở Ấn Độ (Kings Infra Venture Ltd.) đã công bố về khối lượng tối đa của tôm thu hoạch là 80 g, chiều dài tối đa 210 mm trong thời gian nuôi 130 ngày. Tốc độ tăng trưởng này đã đạt kỷ lục về tăng trưởng của tôm nuôi trong ao đất có áp dụng mô hình SISTA360, mô hình do nhóm R&D của Kings Infra phát triển.

Mô hình SISTA360 là một hệ thống tích hợp dựa trên công nghệ cộng sinh sử dụng các nguyên tắc được áp dụng từ các phương pháp nuôi trồng thủy sản BIOFLOC, Aquamimicry và IMTA và thích nghi với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. Các thành phần như sữa, đường thốt nốt, nghệ, lá chùm ngây, tỏi, me, và các thành phần khác được sử dụng thường xuyên theo quy trình này để cải thiện khả năng miễn dịch và kháng bệnh cũng như cải thiện tốc độ tăng trưởng. 

Được biết hiện nay, công ty đang áp dụng các hô hình SISTA360 trong tất cả các ao đang canh tác trong vụ mới, ý tưởng là sản xuất tôm cỡ lớn, đồng điều. Sản xuất giống và ương tôm SISTA360 với 100 triệu con giống mỗi năm cũng sắp hoàn thành. Việc hoàn thành các dự án này sẽ đảm bảo nguồn cung cá giống không bị gián đoạn và công ty sẽ có thể thu hoạch ba vụ thay vì hai vụ như hiện nay.

ao đất
Ao tôm của công ty Kings Infra Venture Ltd (Ấn Độ). 

Đồng thời công ty đang trong giai đoạn cuối hoàn thành kế hoạch triển khai cấp quốc gia của SISTA360 theo cách thức theo từng giai đoạn. Ông Shaji Baby John, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Kings Infra cho biết: “Ban đầu, chúng tôi có kế hoạch mở rộng công nghệ này ở vùng duyên hải Tamil Nadu để các vùng khác trong nước làm theo. Kế hoạch là đưa 10.000 doanh nhân thủy sản tham gia SISTA360 trong vòng 5 năm tới. SPV Kings SISTA360 Private Ltd. mới đã được thành lập như một công ty con của Kings Infra 

Ventures Ltd. với mục đích này. Sáng kiến mới này được kỳ vọng sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc hơn 500 triệu USD trong 5 năm tới.

"Thành công sẽ đi một chặng đường dài khi cho thấy tầm quan trọng của công nghệ mới trong việc tăng gấp đôi thu nhập xuất khẩu từ ngành thủy sản lên 100.000 Rs (13,82 tỷ USD) như dự kiến của Pradhan Mantri Matsya Sampada Yojana (PMMSY)", ông Shaji Baby John nói.

Ông nói thêm: “Công nghệ mới sẽ là chất xúc tác trong việc tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, một mục tiêu quan trọng khác của chính phủ”. Do đó, một công ty niêm yết trong BSE, Kings Infra đã tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn phong phú của mình và đã ký thỏa thuận với NEC Nhật Bản để phát triển nuôi trồng thủy sản sử dụng AI và IoT.

Công ty cũng có một dự án hợp tác với Đại học Thủy sản J Jayalalitha để phát triển một hệ thống RAS dựa trên ao mở và vụ thu hoạch ao thử nghiệm đầu tiên cũng đã hoàn thành thành công với những con tôm đã phát triển đạt kích thước 43 g trong 110 ngày.

Việc thu hoạch thành công tôm có trọng lượng lớn nhờ vào mô hình SISTA360 đã mở ra một phương thức nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường và bền vững về kinh tế có thể được nhân rộng bởi các nông hộ nhỏ, cũng như với quy mô lớn. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn tính kinh tế của nghề nuôi tôm vì những con tôm cỡ Jumbo này sẽ là món ngon hiếm có trên thị trường quốc tế và có thể bán được giá cao bằng cách cung cấp các chứng nhận về tính bền vững và truy xuất nguồn gốc.

Tổng hợp
Đăng ngày 22/01/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 01:24 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:24 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 01:24 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 01:24 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 01:24 15/01/2025
Some text some message..