Mối lo ngại của ngành tôm nước Mỹ do bệnh EMS

Các quan chức ở Hoa Kỳ đã báo cáo trường hợp bênh tôm chết sớm đầu tiên ở nước này (EMS), làm tăng mối lo ngại từ các nhà lãnh đạo ngành tôm về việc chính phủ sẽ làm gì để ngăn chặn nó.

Mối lo ngại của ngành tôm nước Mỹ do bệnh EMS
Hình minh họa. Nguồn Internet

Bệnh này thường xảy ra ở tôm thẻ nuôi, thường ảnh hưởng đến tôm giống sau một tháng nuôi thả. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia tại Viện Y tế Quốc gia, căn bệnh này, được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp, có tỷ lệ chết gần 100%.

EMS lần đầu tiên được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc cách đây 7 năm, và nó đã lan rộng đến các vùng khác của Châu Á trong những năm tiếp theo. Trong năm 2013, dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho ngành tôm Mexico, khiến cho sản lượng giảm khoảng 50%.

Cũng trong năm đó, Liên minh Tôm Miền Nam đã gửi một lá thư cho các quan chức Bộ Nông nghiệp (USDA), Bộ Thương mại và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của EMS đối với ngành nuôi tôm trong nước.

Theo Donna Karlsons, chuyên gia về các vấn đề công của Cơ quan Kiểm dịch Sức khoẻ Thực vật và Động vật của USDA (APHIS), các cán bộ đã phát hiện ra EMS ở hạt Cameron, Texas vào cuối tháng 7/2017.

Trong một tuyên bố với SeafoodSource, Bà Karlsons cho biết USDA là cơ quan duy nhất báo cáo trường hợp này cho Tổ chức Thú y Thế giới. Cơ quan này đã làm điều này vào ngày 23 tháng 8. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng cơ quan này đang phối hợp với Phòng Thí nghiệm Bệnh học Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Arizona để thu thập các mẫu bùn để thử nghiệm. Ngoài ra, APHIS đã liên hệ với các nhà sản xuất tôm để thảo luận về tác động đối với thương mại.

Bà cho biết không còn tôm ở khu vực phát hiện bệnh, bà ghi nhận các cán bộ của Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Texas đã cách ly cơ sở này vào ngày 18 tháng 8.

Bà cho biết: “Khu vực phát hiện bệnh đã không thải ra bất kỳ lượng nước thải nào. Các ao có tôm nhiễm bệnh đã thoát nước (đến một ao lưu giữ tại chỗ) và các đáy ao trong tình trạng khô và nứt. Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Texas đang phát triển một chiến lược để khử trùng lượng nước còn lại ở khu vực”.

Theo Hiệp hội Nuôi trồng Thuỷ sản Toàn cầu (GAA), căn bệnh này là do vi khuẩn gây ra và truyền qua đường miệng thông qua vùng nuôi tôm. Nó tạo ra một độc tố phá huỷ gan tụy, tuyến tiêu hoá của tôm.

Đầu năm nay, sáu quốc gia nhập khẩu tôm chính đã công bố họ sẽ chỉ mua các sản phẩm tôm có chứng nhận sạch bệnh. Tuy nhiên, theo GAA, EMS không ảnh hưởng đến con người.

TCTS Lược dịch
Đăng ngày 11/09/2017
Seafoodsource
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 09:21 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 09:21 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 09:21 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 09:21 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:21 20/11/2024
Some text some message..