Mối lo Rùa Hoàn Kiếm “tẩu thoát” khỏi hồ Đồng Mô

“Nhiều khả năng lưới không thể chắn vững trước dòng nước lớn đang trào ra cả ngày lẫn đêm tại hồ Đồng Mô. Cá thể Rùa Hoàn Kiếm duy nhất còn sống hoang dã tại đây có thể thoát khỏi hồ bất cứ lúc nào và lại bị đe dọa thêm một lần nữa…”

ca the rua

Thông tin trên được Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) chính thức phát đi trong thông cáo báo chí ngày 27/8/2013. Theo đó, trong mùa mưa này, mực nước trong hồ đã dâng cao tràn qua cửa đập.

Do vậy ngày 21/8/2013, Ban Quản lý đập hồ Đồng Mô – Hà Nội đã quyết định mở cửa xả lũ và đã thông báo tới Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) cùng các chủ hồ để đặt lưới chắn bảo vệ cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) duy nhất còn sống tại đây. “Mặc dù vậy để bảo vệ rùa được an toàn, hồ Đồng Mô cần sớm được xây dựng một hàng rào lưới kiên cố chắn trước đập hồ”, ATP khuyến nghị.

Hồ Đồng Mô nằm ở ngoại thành Hà Nội (phía Bắc Việt Nam) cũng giống như bao hồ nước khác ở vùng đồng bằng sông Hồng với mật độ dân cư sinh sống quanh hồ cao, tập trung hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nhưng hồ Đồng Mô đặc biệt hơn các hồ khác ở chỗ, đây là nơi sinh sống hoang dã duy nhất của loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới, rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei).

Cá thể này được ATP tình cờ phát hiện vào năm 2007, cùng loài với cá thể rất nổi tiếng trong Hồ Gươm với tên gọi “rùa Hoàn Kiếm”, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho rùa thần vào thế kỷ XV. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt và mất nơi sinh sống khiến loài rùa này biến mất trên hầu hết phạm vi phân bố lịch sử ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.

Sau phát hiện thu hút sự quan tâm của giới khoa học trên toàn thế giới, nhóm bảo tồn rùa Hoàn Kiếm của ATP đã được thành lập tại khu vực hồ Đồng Mô. Đây là một quyết định đúng đắn và sáng suốt nhằm kịp thời bảo vệ rùa quý.

Trước đó, tháng 11/2008, cơn “đại hồng thủy” đã làm vỡ con đập đang được xây dựng dở dang, rùa đã thoát khỏi hồ ra ngoài sông Tích. Không còn an toàn trong khu vực bảo vệ, cá thể nặng 69kg này bị một người dân đánh cá trong vùng bắt được. Ngay sau đó, chính quyền địa phương, ATP và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) đã nhanh chóng phối hợp giải cứu thành công và đưa rùa trở về hồ.

Sau sự cố nguy hiểm này, đập Đồng Mô được xây dựng lại có quy mô lớn hơn. Với 4 cửa xả nước kích thước lớn, đập hồ mới không còn ngăn được rùa như đập cũ, khiến rùa có thể theo dòng nước lớn chui qua cửa đập dễ dàng.

Mặc dù ATP đã đặt một hàng rào lưới tạm thời dài 60m, sâu 7m phía trước đập Đồng Mô, tạo rào chắn ngăn rùa nếu mở cửa đập tuy nhiên mùa mưa năm 2011, mực nước hồ Đồng Mô tăng cao, tràn qua cửa đập. May mắn là đập không được mở tháo nước năm đó nhưng việc xả nước chỉ là vấn đề thời gian và nó đang trở thành mối đe dọa lớn đối với rùa Hoàn Kiếm.

Trong thông cáo báo chí ngày 27/8, ATP cũng cho biết, từ năm 2010 đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bảo vệ rùa lâu dài trên hồ. Lựa chọn khả thi nhất là ý tưởng xây dựng hàng rào lưới vững chắc chắn trước con đập. Các cuộc họp được tổ chức có sự tham gia của Chi cục Thủy sản Hà Nội – cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản trong hồ, Công ty xây dựng Phù Sa – đơn vị thi công và quản lý đập hồ Đồng Mô và Chương trình bảo tồn rùa châu Á. Thông qua đó, tình hình nguy cấp của quần thể rùa quý trên hồ Đồng Mô được trình bày rõ ràng đi kèm với đề xuất phương án bảo vệ. Để giữ được huyền thoại sống của dân tộc, ATP hy vọng rằng các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra quyết định và có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ loài rùa quý hiếm và sinh cảnh sống của chúng trước khi quá muộn./.

Theo VEN
Đăng ngày 28/08/2013
lâm phong
Môi trường

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 15:27 22/10/2024

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản là một hệ thống phức tạp, bao gồm các hoạt động và giai đoạn khác nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nó không chỉ tập trung vào sản xuất tôm, cá hay các loại thủy sản mà còn liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ, nguyên liệu, và các yếu tố hỗ trợ khác. Hiểu rõ chuỗi giá trị này giúp người nuôi, doanh nghiệp và các bên liên quan tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tôm thẻ
• 15:27 22/10/2024

Tôm chết rải rác là hiện tượng gì?

Tôm chết rải rác là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm rớt đáy
• 15:27 22/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng: Dấu hiệu tích cực cho thị trường khôi phục

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau hai năm đầy thách thức. Cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp và chính phủ nhằm khôi phục ngành công nghiệp quan trọng này sau giai đoạn suy thoái do đại dịch và biến động thị trường quốc tế.

Thu hoạch tôm
• 15:27 22/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 15:27 22/10/2024
Some text some message..