Mỏi mòn chờ gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng cứu cá tra!

Từ đầu tháng 7/2012, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin sắp giải ngân gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng cho người nuôi cá tra. Tại buổi họp báo Chính phủ tháng 7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng khẳng định đang giao Bộ NN&PTNT khảo sát để xây dựng phương án giải ngân.

chờ hỗ trợ 9000 tỷ
Người nuôi ở ĐBSCL cho cá tra ăn cầm chừng chờ giá!

Người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến thủy sản đều vô cùng phấn khởi và phấp phỏng chờ đợi. Nhưng ... từ khi thông tin phát ra, đến nay đã gần 3 tháng mà chính sách này vẫn chưa thấy “động tĩnh” gì. Người nuôi cá tra và doanh nghiệp vẫn phải dìu nhau “tự bơi” trong “biển khổ”!

Có giải pháp nhưng không thực hiện

Nhớ lại, tại Hội nghị Tổng kết sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2011, dù tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, các nước thuộc khối EU (thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam) dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật - thương mại nhằm hạn chế nhập khẩu, ảnh hưởng của thời tiết bất lợi kéo dài, ... nhưng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011 vẫn đạt trên 1,8 tỉ USD, với sản lượng xuất khẩu hơn 600.000 tấn.

Nhưng, đằng sau những con số đó là nhiều bất cập, nông dân nuôi cá phải đối mặt với nhiều rủi ro và hưởng lợi rất thấp trong chuỗigiátrị sản phẩm. Những khó khăn, tồn tại vẫn hiển hiện: (1) Người nuôithiếu thông tin minh bạch, thống kê và dự báo hạn chế nên sản xuất không gắn với thị trường; (2) Giá các vật tư đầu vào tăng cao, tần suất tăng giá dày; (3)Mối liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, hợp đồng giữa người nuôi và nhà chế biến không mang tính pháp lý chặt chẽ. Mặt khác, nhà nước chưa có cơ chế quản lý đầu ra của các doanh nghiệp xuất khẩu, tình trạng chào bán phá giá lẫn nhau (để giành hợp đồng), cạnh tranh không lành mạnh cũng là nguyên nhân làm giá cá trong nước sụt giảm;(4)Nguồn vốn không đáp ứng nhu cầu sản xuất và lãi suất ngân hàng quá cao, còn định mức cho vay lại quá thấp, giá cả bấp bênh nên tỉ suất lợi nhuận không ổn định.

Để giữ vững vị thế phát triển trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT đã đưa ra nhiều pháp khắc phục, trong đó có việc sẽ sớm trình Chính phủ thông qua Nghị định quản lý sản xuất, tiêu thụ cá tra; thành lập Hiệp hội cá tra ĐBSCL.. Bộ NN &PTNT cũng sẽ phản ánh, trình Chính phủ các kiến nghị về các vấn đề thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương và Bộ Tài chính... nhằm tháo gỡ cho ngành hàng cá tra.

Sau đó, chí ít 4 lần Hiệp hội thủy sản các tỉnh ĐBSCL đã luân phiên tổ chức Hội nghị và gửi kiến nghị giải pháp gỡ khó cho sản xuất và tiêu thụ cá tra đến các ngành, các cấp trong tình thế lãi suất vay vốn tăng cao từ 15% - 22%/năm, nhất là việc các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đối với những khoản vay dài hạn trước đó với lãi suất thấp, vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Đến

Hội nghị sơ kết 6 tháng sản xuất và tiêu thụ cá tra, bao khó khăn tồn tại và hàng loạt giải pháp cũng được lặp lại, nhưng vẫn chẳng có gì được tháo gỡ thật sự, những yêu cầu về quản lý và nhu cầu về vốn cho sản xuất vẫn chưa được giải quyết. Hệ lụy là mặc dù được dự báo là thiếu nguyên liệu trong quí IV và cá đến kỳ thu hoạch trong dân không nhiều nhưng cũng gần 5 tháng nay, giá thu mua cũng vẫn thấp hơn giá thành sản xuất từ 2000 – 3000 đ/kg, người nuôi vẫn lỗ nặng!

Hiện nay, chi phí sản xuất thực tế cho 1ha mặt nước nuôi cá tra không dưới 8 tỉ đồng, thời gian nuôi cá mất 8 - 10 tháng (dài hơn so với trước đây), người nuôi cần vay vốn dài hạn, trong khi đó ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn với hạn mức vài trăm triệu đồng mỗi hecta, chỉ đủ chi phí thuốc và hóa chất cho 1 vụ nuôi! Do thiếu vốn, người nuôi cá tra không thể đầu tư dài hạn, cá tra nguyên liệu vần thiếu trầm trọng khiến đa số nhà máy chế biến đông lạnh chỉ hoạt động cầm chừng, một số phải đóng cửa… Người nuôi chỉ có thể nuôi cầm chừng chờ giá cá lên hoặc  “treo ao”, … bởi lấy đâu ra tiền để duy trì và tái sản xuất khi nhà băng “nói không”hoặc hờ hững với khách hàng ngành hàng cá tra? Còn trăm bề khó khăn khác nữa cứ đè nặng trĩu trên vai người nông dân, tưởng chừng như họ sắp gục ngã bởi “bao nhiêu năm rồi vẫn còn đó nỗi lo”! Trong tình thế ấy, sự ‘ra tay” khẩn cấp của Chính phủ và các ngành các cấp cần hơn bao giờ hết để vực dậy một ngành hàng chiến lược của quốc gia. Nhiều chuyên gia đồng tình nhận định, nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ cạnh tranh được, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ USD  trong năm 2012.

Từ Chính sách đến thực tiễn – đoạn đường lắm nhiêu khê!

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, nhu cầu vốn cho nuôi trồng, chế biến cá tra tại vùng ĐBSCL là 44.523 tỉ đồng, tăng trên 27% so với năm 2010, nhưng đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay thu mua, chế biến cá tra chỉ có 12.651 tỉ đồng. Theo kế hoạch sản xuất năm 2012, để đạt chỉ tiêu toàn vùng ĐBSCL sản lượng từ 1,2 - 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu, cần khoảng 2,6 tỉ con giống cá tra với diện tích nuôi từ 5.500 - 6.000 ha và số vốn đầu tư hơn 40.000 tỉ đồng. Với dự báo tình hình hệ thống Ngân hàng thương mại năm 2012 tiếp tục có nhiều vấn đề bất ổn, giải pháp siết chặt tín dụng vẫn được duy trì, thì việc thiếu trầm trọng nguồn vốn phục vụ sản xuất và tiêu thụ cá tra là không tránh khỏi, mặc dù ngành hàng được dự báo sẽ gặt hái được những thành công do mặt hàng cá tra của Việt Nam đang có sức cạnh tranh cao trong ngành thực phẩm toàn cầu.

Cuối tháng 7, trong buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng khẳng định Chính phủ đã thống nhất chủ trương đưa ra gói hỗ trợ 9.000 tỷ cho người nuôi cá tra, giao Bộ NN&PTNT khảo sát để xây dựng phương án giải ngân. Lúc ấy, nhiều ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ này quá nhỏ so với số DN và hộ nuôi trồng thủy sản hiện có ở khu vực ĐBSCL. Riêng những người nuôi cá tra thì nghĩ khác, có còn hơn không, bởi Nhà nước đâu chỉ phải lo cho 1 ngành hàng.

Tiếp đó, tại công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lại suất thị trường thấp nhất (11%) cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu… Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định 5 Ngân hàng TMCP (trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp, Công thương, Phát triển…) tham gia thực hiện chủ trương này.

Mong mỏi lớn nhất của những người sản xuất cá tra là được giãn nợ, giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn nên họ rất phấn khởi với chính sách đó.Thế nhưng, ... đến tận giờ phút này vẫn chưa có động tĩnh gì! Và những người nuôi cá tra ở ĐBSCL - đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi này - cho biết chưa một đồng nào trong gói hỗ trợ  ấy được giải ngân! Không chỉ thủy sản, các lĩnh vực khác trong nông nghiệp cũng chưa thể tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi, bởi không thỏa mãn nổi các điều kiện cho vay. Chiếc phao đã được ném ra quá xa, khiến người sắp chết đuối bơi mãi mà chẳng sao với tới!

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, gần đây lãi suất huy động tín dụng đã giảm từ 14% xuống 13%, 12% rồi 9%, trần lãi suất đầu ra tối đa không quá 15%. Một số ngân hàng thương mại tại các tỉnh đã điều chỉnh giảm lãi suất xuống 12%-14%, tùy theo đánh giá mức độ tín nhiệm đối với từng DN. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất diễn ra rất chậm chạp, khiến nhiều DN vẫn phải xoay xở trả nợ với lãi suất cao. Thiếu vốn, lãi suất cao, DN không thể dự trữ hàng chờ cơ hội mà phải bán ngay với bất kỳ giá nào, nên khi thị trường biến đổi, họ phải chịu nhiều thua thiệt, khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Chi phí sản xuất như giá điện, nhân công, bao bì, cước vận chuyển, thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE, phí công đoàn, ... tiếp tục biến động chỉ theo một chiều tăng cao, ảnh hưởng đến sức sản xuất, khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Ngay cả phí kiểm dịch thú y cũng tăng tới 300%! Không chỉ với người nuôi, mà việc triển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN sản xuất thủy sản cũng rất chậm. Đến nay, đa số các  DN vẫn chưa được hỗ trợ thông qua việc miễn, giảm các loại thuế, nợ. Việc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi không dễ trong khi rất cần tiền để mua cá nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường đang tăng dần vào dịp cuối năm.

Cần cụ thể hóa để chính sách tác động tích cực đến thực tiễn sản xuất

Để các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ có thể đi vào thực tiến, giúp doanh nghiệp và người nuôi có điều kiện để duy trì và tái sản xuất, các ngành các cấp có liên quan phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn, không thể chậm trễ hơn nữa.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước theo dõi và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng các tỉnh đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay với mức trần lãi suất theo quy định; ưu tiên đối với DN sản xuất hàng xuất khẩu; cơ cấu lại nợ để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn theo Nghị quyết 13 của Chính phủ. Trước mắt, đề nghị Ngân hàng tăng hạn mức tín dụng và cho vay bằng hình thức tín chấp, vì thực tế hầu hết các DN đã thế chấp hết tài sản cho Ngân hàng để bảo đảm tiền vay và không còn tài sản để thế chấp cho các khoản vay mới; lãi suất cho vay hiện còn cao, cần giảm thấp hơn… Với các DN mất cân đối về tài chính, yêu cầu được Ngân hàng khoanh nợ và cho vay mới để tiếp tục sản xuất.

Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng cụ thể nào được hưởng ưu đãi, điều kiện ra sao. Điều kiện phải rõ ràng, minh bạch để các ngân hàng thống nhất thực hiện, người dân có thể giám sát việc triển khai. Việc khoanh lại nợ cũ và cho vay mới với lãi xuất ưu đãi cũng cần định nghĩa thật rõ ràng về “nợ xấu”, “sản xuất và kinh doanh lành mạnh”…có như thế thì các ngân hàng thương mại mới mạnh dạn cho vay, các đối tượng được quy định phải được ưu tiên khoanh, giãn nợ và được vay mới theo lãi suất không quá 11%/năm, không phân biệt yếu tố nợ. Sự thỏa thuận về lãi suất vay giữa ngân hàng và người vay như trước nay cần được xóa bỏ và người vay được vay đúng lãi suất được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đề nghị các ngân hàng tiếp tục cho vay mới theo cơ chế cho vay thông thường đối với người nuôi cá tra có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi (có hợp đồng tiêu thụ với DN chế biến) theo mức lãi suất cho vay tối đa không quá 11%/năm mà không phụ thuộc vào việc khách hàng có dư nợ cũ đã được cơ cấu lại. Riêng đối với người nuôi, ưu tiên nâng định mức cho vay mới đáp ứng 60-70% nhu cầu vốn sản xuất mà không căn cứ vào tài sản thế chấp đối với các cơ sở nuôi hội đủ các điều kiện: (1) cá tra đang nuôi trong ao (có xác nhận của chính quyền và cơ quan quản lý TS địa phương) ; (2) Sản xuất theo các qui trình quản lý chất lượng tiên tiến (GlobalGAP, VietGAP..); (3) có hợp đồng liên kết tiêu thụ/ thu mua sản phẩm vàưu tiên nâng định mức cho vay đối với DN chế biến thủy sản có hợp đồng liên kết tiêu thụ/ thu mua sản phẩm với người nuôi cá tra tại địa phương đó.

Ngoài ra, để kích thích sản xuất nâng cao chất lượng,đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng NN&PTNT hỗ trợ xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết dọc áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác, trên cơ sở đó ngân hàng thẩm định và cho vay vốn ưu đãi đối với các chuỗi liên kết này đồng thời có chính sách hỗ trợ tiền bảo hiểm cho những cơ sở nuôi, chế biến và xuất khẩu  đạt  các tiêu chuẩn đó.

Cùng với giải pháp “cấp cứu” DN, đây là cơ hội rất thuận lợi để cơ cấu, tổ chức lại sản xuất ở các địa phương, các cơ quan chức năng nên tính đến việc xem xét những DN đến mức phải phá sản thì mạnh dạn cho phá sản theo luật định; những DN đang gặp khó khăn gay gắt nhưng có triển vọng phục hồi thì có chính sách tạo mọi điều kiện giúp họ vượt qua khó khăn. Phương án là vận động những DN đầu đàn, có khả năng, tiềm lực tài chính đủ mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mua lại những DN phá sản hoặc đã đóng cửa để sớm phục hồi hoạt động sản xuất trở lại. Còn đối với các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ với hạn chế là không có tư cách pháp nhân thực hiện các giao dịch để hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước cần nhận thức rằng không có con đường nào khác là phải liên kết sản xuất thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội thủy sản…để tự cứu mình.

Không ít về số lượng, cũng không hẳn không có chất lượng, thậm chí từng được đặt rất nhiều kỳ vọng của cả phía cơ quan thẩm quyền đưa ra và tổ chức, cá nhân thụ hưởng, nhưng vì khoảng cách giữa mong muốn và thực tiễn, từ lý thuyết đến thực tế triển khai, cách thức thực hiện… mà nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ với mục tiêu hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng đã không đạt được mục đích ban đầu...Và người nuôi cá tra, đối tượng đóng góp công sức nhiều nhất cho ngành hàng nhưng lại chịu nhiều rủi ro, tổn thất nhất trong quá trình sản xuất  rất đáng được thụ hưởng lợi ích nhất lại không hoặc ít được hưởng lợi từ những chính sách ấy! Mặc dù nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng  nhưng hiệu quả của nó chưa thực sự có tác động tích cực vì độ “trễ” của chính sách khi thực hiện trong thực tế. Thế mới thấy cần xiết bao cái “TÂM” và cái  “TẦM” của người thực thi chính sách!

Vietfish
Đăng ngày 24/09/2012
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 02:43 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 02:43 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 02:43 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:43 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 02:43 15/06/2025
Some text some message..