Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
Độc tố từ đuôi được cá đuối sử dụng khi cảm nhận được nguy hiểm

Tại sao cá đuối lại tấn công con người? 

Từ trước đến nay, cá đuối vốn được biết là loài cá không chủ động tấn công con người, nhưng trong tình huống cần tự vệ, chúng sẽ trực tiếp tấn công con người.  

Cá đuối loài có xu hướng tránh né con người nên khi nhận diện được con người ở những phạm vi gần thì cá đuối thường vùi mình dưới cát. Thức ăn ưa thích của chúng cũng là những sinh vật có đời sống khép kín như ngao và một số động vật giáp xác ưa ẩn nấp khác. 

Dù có họ hàng với cá mập nhưng cá đuối không tỏ ra hung hãn trước con người, chúng chỉ tấn công con người trong những tình huống sau: 

Thứ nhất, do thường xuyên ẩn nấp dưới cát để lẩn trốn và đợi con mồi sa bẫy nên con người khó nhìn thấy và vô tình giẫm lên chúng, lập tức chúng sẽ coi con người là đối thủ mà quẫy đuôi liên tục và đâm gai có chứa độc tố vào con người. 

Cá đuốiĐộc tố từ đuôi được cá đuối sử dụng khi cảm nhận được nguy hiểm 

Thứ hai, một nguyên nhân nữa khiến cá đuối “phát tiết” là khi bị ngư dân đánh bắt chúng bằng những phương pháp mạnh như súng, lao, chĩa,... chúng sẽ cố gắng giãy giụa và gây thương tích cho con người.  

Được biết, cá đuối có hai cái gai độc ở đuôi được bao phủ trong một lớp da mỏng, đây là nơi tập trung nọc độc của cá đuối. Thông thường, các gai nhọn này phân bố trước hai vây lưng và ở trên đuôi của chúng.  

Khi muốn tấn công, chúng rũ bỏ lớp da để gai độc trực tiếp gây tổn thương kẻ tấn công. Điều khiến chiếc đuôi mang độc tố của cá đuối trở thành “huyền thoại” trong thế giới đại dương là bởi chất độc trong đuôi của cá đuối vẫn tồn tại và có khả năng gây sát thương rất cao ngay cả khi chúng chết. 

Một số biểu hiện và cách xử lý khi nhiễm độc tố từ đuôi cá đuôi 

Hiện nay, trên thế giới có ít nhất hơn 20 loài cá đuối biển độc và hầu hết chúng đều phân bố tại vùng biển nhiệt đới. Do được cấu tạo đa phần từ sụn, cá đuối được xếp vào nhóm cá sụn có gai độc. Một trong những loại cá đuối có độc tố nguy hiểm nhất là loài có các gai phân bố ở vùng gần cuối đuôi dài đến 30cm. 

Trong tự nhiên, những loài cá đuối độc thường có khả năng gây ra những vết thương tương đối nghiêm trọng trên cơ thể nạn nhân. Chất độc từ đuôi cá đuối hoạt động theo cơ chế chủ yếu là tác động trực tiếp đến hệ cơ tim và quá trình tuần hoàn máu.  

Khi trúng phải nọc độc của cá đuối, nạn nhân thường có những biểu hiện như: chảy máu sau đó chuyển sang bầm tím; đau nhức, tê ngứa dữ dội xung quanh vùng bị thương hàng giờ liền. Tuy nhiên, trường hợp bị thương nặng hơn thì nạn nhân còn bị lở loét, hoại tử vết thương và trầm trọng hơn là tử vọng nếu không kịp thời sơ cứu và chữa trị. 

Cá đuốiChất độc trong đuôi của cá đuối vẫn có hiệu lực ngay cả khi chúng chết 

Một số lưu ý để tránh bị nhiễm độc tố từ loài cá này là quan sát kỹ những nơi cá đuối có thể ẩn nấp khi tham gia các hoạt động tham quan, thám hiểm dưới đại dương; hạn chế đến gần nếu phát hiện chúng ở xung quanh; nên áp dụng những phương pháp đánh bắt cá đuối an toàn hơn. Bởi khi cá đuối trong lúc mang thai hay đang cảm thấy nguy hiểm đến tính mạng, hàm lượng độc tố tiết ra sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường. 

Tùy vào trường hợp bị cá đuối tấn công vào từng bộ phận như chân, cổ, bụng,... mà nạn nhân cần có những cách chữa trị đặc thù. Ngay khi phát hiện tình trạng nhiễm nọc độc, nạn nhân có thể sơ cứu nhanh bằng cách rửa vết thương với nước muối loãng, gắp gai độc ra khỏi cơ thể (nếu gai đâm quá sâu thì nên giữ nguyên hiện trạng) và đưa đến bệnh viện. 

Như vậy, cá đuối đúng là loài mà chúng ta không thể “trông mặt mà bắt hình dong” được. Nhìn vẻ ngoài của chúng, nhiều người sẽ cho rằng chúng là loài cá vô hại nhưng với vũ khí bí mật là chiếc đuôi ẩn giấu các gai độc mang tính sát thương lớn như thế, chúng ta nhất định phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với loài cá này. 

Đăng ngày 08/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:28 15/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:45 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:45 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:45 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:45 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:45 18/11/2024
Some text some message..