Mòng biển rỉa thịt cá voi

Những bầy chim mòng biển háu ăn khiến cảnh tượng cá voi lao lên không trung hay phô diễn chiếc đuôi khổng lồ trên mặt nước trở thành điều xa xỉ đối với những du khách tới Argentina.

mòng biển
Mòng biển rỉa thịt cá voi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. Ảnh: Discovery

Cá voi đầu bò phương nam (Eubalaena australis) ở vùng biển gần bán đảo Valdes của Argentina luôn phải đối mặt với nguy cơ bị chim rỉa thịt mỗi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. Mối họa ấy lớn đến nỗi giới chức địa phương đang xem xét khả năng cho phép người dân săn mòng biển để cứu cá voi, AP đưa tin.

Những bãi rác lộ thiên gần các thành phố ngày càng lớn khiến số lượng mòng biển tăng chóng mặt. Ngoài ra, thói quen vứt xác cá xuống biển của ngư dân cũng khiến số lượng mòng biển tăng, bởi chúng có thêm nguồn cung cấp thức ăn.

Khoảng 8 năm trước, bầy mòng biển khổng lồ xung quanh thành phố Puerto Madryn nhận thấy chúng có thể kiếm được thịt tươi từ cơ thể những con cá voi đầu bò phương Nam. Do số lượng mòng biển biết thủ thuật tăng theo thời gian, nguy cơ đối với cá voi cũng lớn dần. Bầy mòng biển đợi tới khi cá heo ngoi lên mặt nước để lấy không khí rồi lao xuống và khoan những chiếc lỗ trên thịt cá voi để moi da và mỡ.

“Thực trạng đó khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng thực sự, bởi tổn thất mà mòng biển gây nên đối với cá voi tăng theo cấp số nhân”, Marcelo Bertellotti, một nhà bảo tồn của chính phủ Argentina, phát biểu.

ca-voi-bi-ria-thit

Những lỗ thủng do mòng biển tạo ra trên lưng một con cá voi đầu bò phương nam ở gần bán đảo Valdes của Argentina. Ảnh: Discovery

Lũ cá voi buộc phải thay đổi hành vi, thói quen để giảm thiểu nguy cơ bị chim tấn công. Chúng không còn lao vọt lên không trung hay “khoe” phần đuôi khổng lồ như trước kia. Thay vào đó, cá voi chỉ ngoi lên mặt nước trong khoảng thời gian vừa đủ để hít không khí, sau đó chúng nhanh chóng lặn xuống.

Bertellotti tán thành ý tưởng bắn mòng biển để bảo vệ cá voi. Bằng cách tiêu diệt những con chim học được kỹ thuật rỉa thịt cá voi, ông hi vọng những con mòng biển sẽ từ bỏ thói quen ấy.

Một số chuyên gia khác cho rằng chính phủ không nên đổ lỗi cho mòng biển. Sự bùng nổ của chúng chỉ là một trong những hệ quả của tình trạng vứt rác tràn lan. Giảm lượng, tái sử dụng, tái chế rác và lấp những hố rác là những biện pháp có thể hãm đà bùng nổ của mòng biển. Số lượng mòng biển càng nhỏ thì nguy cơ đối với cá voi càng thấp.

“Chúng tôi sẽ khánh thành một số nhà máy phân loại rác thải vào cuối năm nay. Mọi loại rác không thể tái chế trong khu vực bán đảo Valdes sẽ được xử lý một cách phù hợp để chúng tôi có thể giảm nhẹ tác động của những bãi rác lộ thiên”, Eduardo Maza, một quan chức phụ trách môi trường, thông báo.

Vnexpress
Đăng ngày 31/08/2012
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:08 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:08 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:08 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:08 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 09:08 26/11/2024
Some text some message..