Mong manh phận hến sông Bùi

Tiết trời đã cuối thu, không khí buổi sớm mai bắt đầu se se rét. Ấy vậy mà những người phụ nữ ở nhiều xã dọc dòng sông Bùi (huyện Chương Mỹ) vẫn phải ngụp lặn giữa dòng sông lạnh giá để kiếm sống hằng ngày. Nghề cào hến đã gắn chặt với người dân nơi đây như một lẽ thường tình...

Niềm vui sau một ngày lao động vất vả của người đi cào hến.
Niềm vui sau một ngày lao động vất vả của người đi cào hến.

Năm giờ sáng, trên chiếc xe đạp không thể cà tàng hơn, bà Ngô Thị Thê, ở thôn Yên Trình, xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ) bắt đầu một ngày làm việc mới. Tiết trời đã cuối thu nên bà Thê mặc nhiều áo hơn thường ngày để đủ ủ ấm khi xuống nước. Bà Thê nói: "Đã gần 40 năm nay tôi gắn bó với nghề cào hến. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa, rét mướt tôi đều ra khỏi nhà từ tờ mờ sáng, rong ruổi trên khắp những dòng sông, ao hồ ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai. Ở đâu có trai, có hến là chúng tôi đến". Gương mặt già nua, đen đúa, dáng người gầy gò, lộ rõ vẻ khắc khổ đủ thấy thâm niên, mức độ vất vả của bà Thê trong nghề cào hến. Dường như, những hình ảnh điển hình nhất của một con người "sinh nghề, tử nghiệp" bám sông cào hến đều có trên con người bà Thê. "Từ nhỏ, tôi đã theo cha mẹ học cào hến ở sông. Đến khi xây dựng gia đình, ruộng vườn ít, không có việc làm, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên vẫn không bỏ được nghề"- bà Thê kể lại. Lúc này chúng tôi mới hiểu và thấy đồng cảm hơn với những việc người dân nơi đây đang hằng ngày vất vả để kiếm kế sinh nhai.

Ở đoạn sông Bùi dài chừng 100m qua xã Hoàng Văn Thụ gần như ngày nào cũng có đến mấy chục con người cặm cụi mò trai, cào hến. Chị Đỗ Thị Sợi, ở thôn Hòa Bình (xã Hoàng Văn Thụ), 38 tuổi nhưng cũng có đến 15 năm "đi hến". Tay quăng bàn cào hến ra xa, chị Sợi tâm sự: "Nghề này phải hằng ngày tiếp xúc với sông nước nên vừa vất vả, vừa nguy hiểm. Năm trước ở xã Hoàng Văn Thụ đã có người chết khi đi cào hến. Làm nghề dầm nước ngang thân suốt ngày mà không biết bơi thì nguy hiểm luôn rình rập, đặc biệt là ở những nơi nước sâu". Trong khoảng 40 người làm nghề cào hến ở thôn Hòa Bình, chị Sợi là một trong số ít người biết bơi, nên họ rất gắn bó, hỗ trợ nhau khi làm việc.

Nghề cào hến ở xã Hoàng Văn Thụ thu hút cả những người già, trung tuổi, thậm chí cả trẻ em vào dịp nghỉ hè. "Ở quê việc ít, nghề nông thu nhập thấp nên mọi người phải đi làm thuê. Lứa tuổi chúng tôi không có văn hóa, nhà máy không tuyển, không biết chọn nghề gì khác ngoài nghề cào hến để kiếm sống qua ngày"- chị Sợi nói. Cào hến dù vất vả nhưng nhờ nó, gia đình chị Sợi mới có đồng ra đồng vào cho sinh hoạt hằng ngày và nuôi hai con ăn học. Chị Sợi cho biết, bình quân mỗi ngày cào được khoảng 10-12kg hến là thu được 80-100 nghìn đồng. Những ngày "trúng mỏ" thì thu nhập có thể tới vài trăm nghìn đồng, nhưng hiếm có cơ may như vậy. Trưởng thôn Hòa Bình Đặng Đình Ngoãn xác nhận, cào hến đã trở thành "nghề kiếm cơm chính" của nhiều gia đình. Dù không ổn định nhưng nó đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân. Có thể thấy, cuộc sống của người dân cào hến phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, người làm nghề rất lo lắng mai này trên những dòng sông, con suối không còn hến thì biết đi đâu, làm gì để kiếm sống. Điều lo lắng của họ không phải không có cơ sở khi mà các dòng sông trong lành là nguồn sống của họ đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy, người dân nơi đây mong mỏi được kiếm sống trên chính mảnh đất quê hương họ, đặc biệt là khi chương trình xây dựng NTM ở các địa phương đang gấp rút tiến hành. Đây cũng là những đối tượng cần được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện giúp họ tham gia vào chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị đất canh tác ở các địa phương để vươn lên ổn định cuộc sống và từng bước thoát ly khỏi cái nghề lam lũ và bấp bênh này. 

http://hanoimoi.com.vn
Đăng ngày 05/11/2012
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 01:04 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:04 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 01:04 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 01:04 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 01:04 28/09/2024
Some text some message..