Một doanh nghiệp chế biến hàng thủy hải sản xuất khẩu đạt hiệu quả

Hiện nay ở Trà Vinh đã và đang hình thành nhiều vùng nguyên liệu nuôi cá Tra xuất khẩu đạt hiệu quả, tạo được việc làm và tăng nguồn thu cho kinh tế nông hộ. Để giải quyết “đầu ra” cho nông dân, có một doanh nghiệp đầu tiên về tỉnh đã đầu tư hệ thống trang thiết bị chế biến mặt hàng thủy hải sản này, với tiêu chí luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP đã góp phần giải quyết được việc làm ở địa phương.

Chế biến thủy sản
Công nhân công ty đang thực hiện chế biến sản phẩm.

Đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy hải sản Sài Gòn Mêkông được xây dựng trên diện tích gần 2 ha nằm cặp theo con sông Cổ Chiên ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động trong tháng 6 năm 2008, chuyên sản xuất mặt hàng cá Tra và cá Ba sa Fillet đông lạnh xuất khẩu. Với máy móc thiết bị hiện đại được nhập từ Nhật Bản, có 2 băng chuyền sản xuất khép kín, công suất từ 100 đến 110 tấn nguyên liệu/ngày, sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP, tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 800 đến 1.000 lao động ở địa phương.

Hiện nay công ty đã và đang hoạt động có công suất đạt từ 65 đến 70 tấn nguyên liệu/ngày, giải quyết việc làm cho hơn 850 lao động ở địa phương, do đây là ngành nghề sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn vệ sinh lao động, nên công ty cần những lao động có tay nghề, do đó công ty đã thực hiện biện pháp đưa các lao động có tay nghề tập huấn truyền nghề lại cho những lao động mới vào làm việc và thực hiện theo hình thức khoán sản phẩm, với mức thu nhập bình quân một lao động ở công ty cao nhất là 7 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 2,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được khen thưởng khi thực hiện vượt mức sản phẩm, lao động chăm chỉ, sản phẩm có chất lượng…

Để sản phẩm đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn GMP, công ty đã thực hiện theo một quy trình công nghệ hiện đại gồm nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến và quản lý chất lượng, từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm như công ty đã xây dựng vùng nuôi cá hơn 40 ha ở khu vực Cồn Cò, Long Trị, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh và xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, trong đó có 15 ha và 2 ha sản xuất cá giống đạt chuẩn được công nhận chứng chỉ Global GAP vào năm 2010 thuộc xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành. Ngoài ra, công ty còn thực hiện hợp đồng với một số phương tiện vận tải thủy, vận chuyển nguồn nguyên liệu từ các huyện Tiểu Cần, Cầu Kè và một số vùng nuôi ở tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ về nhà máy.

Về quy trình công nghệ được thực hiện qua các công đoạn sau: khi đưa nguồn nguyên liệu vào sản xuất qua khâu cắt tiết, ngâm Fillet, rửa lạng da, khâu định hình soi ký sinh trùng đến khâu phân màu, phân loại kích cỡ, xử lý chất phụ da và cân, xếp khuôn, sau đó đưa vào hệ thống đông, trong hệ thống đông công ty thực hiện 2 loại cấp đông theo nhu cầu của khách hàng là đông tiếp xúc và đông IQF – 500 hay còn gọi là đông rời, thời gian đông tiếp xúc là 2,5 giờ và đông rời là khoảng từ 20 đến 25 phút, tùy theo kích cỡ phân loại cá, rồi đưa vào đóng gói và bảo quản, với mức bình quân 5 kg nguyên liệu cho ra 3,6 kg thành phẩm.

Từ quy trình sản xuất trên cùng với quá trình tìm kiếm khách hàng, trong 6 tháng đầu năm 2012 này công ty đã sản xuất đạt sản lượng hơn 2.500 tấn thành phẩm, đạt hơn 50% kế hoạch và đạt kim ngạch xuất khẩu được hơn 7,4 triệu USD sang thị trường các nước Mỹ và Châu Âu.

Đối với nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, công ty đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho nông dân các kỹ thuật nuôi đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng. Sắp tới công ty sẽ thực hiện đầu tư vốn, con giống và bao tiêu sản phẩm giúp nông dân an tâm sản xuất và triển khai các bộ phận có liên quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu về số lượng, cơ cấu, chất lượng giá cả... trên cơ sở thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể, nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi. Chú trọng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý tốt các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, bao bì, nâng cao năng suất hiệu quả. Công ty cũng sẽ có chính sách hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, công ty sẽ đưa các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với chương trình tập huấn khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường nuôi tốt nhất.
Nếu công ty thực hiện các biện pháp trên một cách có hiệu quả thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng nền kinh tế ở địa phương và giải phóng được nguồn nguyên liệu nuôi cá da trơn trên diện tích 330 ha ở Trà Vinh.

vasep.com.vn
Đăng ngày 05/07/2012
NTR (Theo báo Trà Vinh)
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:24 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:24 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:24 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 03:24 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 03:24 27/04/2024