Một năm suy giảm tôm ở tỉnh nuôi lớn nhất nước

Năm 2023, tỉnh Cà Mau nuôi tôm nước lợ 280.000 ha, thu hoạch 243.000 tấn, chiếm hơn 38% diện tích và hơn 24% sản lượng cả nước. Trong bối cảnh xuất khẩu tôm cả nước giảm, ngành tôm tỉnh Cà Mau cũng giảm mạnh và bộc lộ nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi khắc phục trong năm tới.

Ao nuôi tôm
Nuôi tôm vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, biến đổi khí hậu

Kim ngạch và giá xuất khẩu giảm 

Giữa tháng 12/2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu tôm cả nước năm 2023 chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Trong đó, tôm thẻ chân trắng 2,5 tỷ USD, giảm 21 %; tôm sú 476 triệu USD, giảm 18 %; tôm khác 424 triệu USD, giảm 26%. 

Tỉnh Cà Mau theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2023 ước đạt 902 triệu USD, giảm gần 15% so với năm 2022. Trong đó, tôm sú đạt 288,6 triệu USD (chiếm 32%), tôm thẻ và tôm khác đạt 613,4 triệu USD (chiếm 68%); giá tôm xuất khẩu bình quân giảm 10%. 

Cà Mau có 38 doanh nghiệp (41 nhà máy) chế biến xuất khẩu với tổng công suất thiết kế 250.000 tấn/năm; sản lượng tôm chế biến hàng năm khoảng 200.000 tấn. Sản phẩm chế biến hầu hết đạt tiêu chuẩn vào các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, EU. 

Tôm thẻTôm thẻ chân trắng 2,5 tỷ USD, giảm 21 %

“Năm 2023, đơn hàng sụt giảm, chậm xoay vòng vốn, các doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo dẫn đến khó tiếp cận tín dụng. Hạn mức cho vay thấp nên doanh nghiệp khó chủ động về vốn để duy trì hoạt động kinh doanh; hạn mức tín dụng mỗi năm giảm dần theo giá trị tài sản khấu hao trong khi tài sản mới không có; chỉ có hàng tồn kho có thể thế chấp được nhưng ngân hàng lại không nhận thế chấp hàng tồn kho”, báo cáo của Sở Công Thương. 

Thực trạng nuôi tôm  

Cà Mau 3 mặt giáp biển với bờ biển dài 254 km, có nhiều lợi thế nuôi tôm nước lợ. Đến nay đã triển khai nuôi 5 loại hình chính: Công nghiệp (bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh), quảng canh cải tiến, tôm – lúa, tôm – rừng, quảng canh kết hợp. Tôm siêu thâm canh 4.750 ha; tôm có chứng nhận 20.000 ha (tôm – lúa, tôm – rừng). Năm 2023 tổng sản lượng 243.000 tấn. 

Năm 2023 xuất khẩu giảm thì cũng lộ rõ những tồn tại, hạn chế trong nuôi tôm, theo Sở NN&PTNT, nên chưa khai thác được hết tiềm năng lợi thế sẵn có. Đó là công tác quy hoạch chậm, chất lượng chưa cao; quản lý quy hoạch thiếu chặt chẽ nên tình trạng sản xuất tự phát vẫn xảy ra. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi và xây dựng vùng tập trung quy mô lớn. Hệ thống thuỷ lợi đầu tư thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả. Sản xuất tôm giống trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu (đối với tôm sú), còn phần lớn phụ thuộc bên ngoài, chất lượng chưa đảm bảo. Tổ chức sản xuất còn manh mún, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều hạn chế; liên kết hợp tác chậm phát triển và chưa bền vững. 

Công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư đầu vào và nguyên liệu trong chế biến còn hạn chế. Nuôi tôm vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, biến đổi khí hậu; dịch bệnh luôn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. 

Ao tômChuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù của Cà Mau như tôm – rừng, tôm – lúa

“Năng lực quản lý ngành mặc dù đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu đạt được những kết quả nhất định, song cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo phát triển sản xuất. Các cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào ngành tôm chưa đáp ứng nhu cầu. Chính sách hỗ trợ vốn tín dụng phát triển sản xuất còn bất cập, doanh nghiệp và người dân chưa được tiếp cận nhiều với các nguồn tín dụng ưu đãi”, báo cáo của Sở NN&PTNT.  

Giải pháp cho năm mới 

Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho rằng, cần tập trung đẩy mạnh liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và thương mại nhằm phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, sản lượng ổn định. Quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ cho công nghiệp chế biến, gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm xuất khẩu. 

Chú trọng phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm làm chìa khóa mở rộng thị trường. Chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù của Cà Mau như tôm – rừng, tôm – lúa; chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc thị trường. Phát huy vai trò hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong các hoạt động xuất nhập khẩu.  

Sở NN&PTNT nhấn mạnh đến công tác đưa khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tôm sinh thái, hữu cơ, có chứng nhận v.v..), giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh. Hướng tới không sử dụng hoá chất, kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

Tôm súTôm sú

Định hướng phát triển nuôi tôm phù hợp với từng vùng sinh thái và đáp ứng nhu cầu thị trường. Cụ thể, nuôi tôm sú ở tất cả các vùng với nhiều hình thức như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh, tôm - lúa, tôm - rừng,... gắn với các tiêu chuẩn chất lượng tôm sinh thái, hữu cơ, ASC. Tôm chân trắng chỉ nuôi siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh ở những vùng có điều kiện thuận lợi, phù hợp quy hoạch. Tôm cành xanh nuôi quảng canh cải tiến kết hợp, bán thâm canh ở vùng tôm - lúa. 

Đặc biệt về sản xuất tôm giống, quy hoạch các khu sản xuất tập trung, công nghệ hiện đại, chất lượng cao. Mục tiêu đến năm 2025, sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 70% nhu cầu của tỉnh. Cũng năm này, sản lượng tôm đạt 280.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ USD. 

Đăng ngày 26/12/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 13:01 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 13:01 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 13:01 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 13:01 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:01 25/12/2024
Some text some message..