Một số bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá mặt quỷ

Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng trên cá măt quỷ trong mô hình nuôi thương phẩm.

Cá mặt quỷ
Cá mặt quỷ.

Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa) là loài đặc sản với chất lượng thịt cao, thơm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ý nghĩa dinh dưỡng, cá mặt quỷ còn là một loài cá cảnh, vì thế giá trị của loài cá này ngày càng được nâng cao, nhưng sản lượng còn rất hạn chế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này cần được thực hiện sớm nhất có thể. 

Trong quá trình nuôi cá thường mắc một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về bệnh của loài cá này được công bố. Để xây dựng được nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này, nghiên cứu bệnh cá là hết sức cần thiết, đặc biệt là nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng – một loại bệnh hết sức phổ biến và nguy hiểm đối với sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở Việt Nam.  

Trong nghiên cứu này, cá mặt quỷ bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng. Thực hiện thu mẫu chọn lọc, chọn những cá thể yếu, hô hấp khó khăn, bơi không bình thường, có hiện tượng bỏ ăn, khó có khả năng hồi phục để nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào. Tổng số 154 cá thể có chiều dài trung bình 268,1 ± 34,5 mm, khối lượng trung bình là 1.012,6 ± 587,8 g. Kết quả bắt gặp 4 loại bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ bố mẹ, bao gồm bệnh Cryptocaryonosis (tác nhân là Cryptocaryon irritans), bệnh Amyloodioniosis (tác nhân là Amyloodinium ocellatum), bệnh thích bào tử trùng (tác nhân gồm Myxobolus sp, Ceratomyxa sp., và Sphaeromyxa balbiani), bệnh Vi bào tử trùng (tác nhân là Pleistophora sp.); trong đó, 2 bệnh nguy hiểm nhất là và Amyloodioniosis, đã gây chết số lượng lớn cá bố mẹ. 

Bệnh Cryptocaryonosis 


Dấu hiệu bệnh lý: ký sinh trên mang cá mặt quỷ. Trùng bám tạo thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, bằng mắt thường có thể thấy các đốm màu trắng đục nhỏ liti ở những nơi chúng ký sinh. Mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh thường nổi đầu, bơi lên tầng mặt, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Miệng và nắp mang mở liên tục. 

Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy trùng có hình quả lê, bám vào các tơ mang, xoay tròn liên tục, xâm nhập sâu vào lớp tế bào dưới da huỷ hoại và tiêu hoá lớp nhớt mang, gây ảnh hưởng đến hô hấp cá. 

Trong quá trình nuôi vỗ và nuôi thuần dưỡng cá mặt quỷ bố mẹ, bệnh Cryptocaryonosis xảy ra thường xuyên; tỷ lệ nhiễm bệnh là 82/154 (53,2%) cá bố mẹ sử dụng trong nghiên cứu, trong đó có 74 cá thể (48,1%) bị chết, hầu hết các cá thể bị chết đều nhiễm nặng (+++ , ++++) với ký sinh trùng này. 

Bệnh xảy ra chủ yếu vào tháng 7 và tháng 10 đến tháng 12. Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), bệnh đốm trắng do Cryptocaryon sp. gây ra thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và chủ yếu vào mùa mưa ở miền Nam.

Bệnh Amyloodioniosis

Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu cá bị bệnh Amyloodiniosis cũng tương tự như cá bị bệnh Cryptocaryonosis. Ký sinh trùng ký sinh trên mang, hình thành các đốm trắng; tuy nhiên, các đốm trắng của bệnh Amyloodiniosis có kích thước nhỏ hơn, màu trắng hơn. Cá bệnh cũng thường nổi đầu, bơi lên tầng mặt, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang, ăn mòn mang làm cá ngạt thở và có thể làm cá chết rất nhanh.

Tác nhân: Là ký sinh trùng Amylodinium ocellatum cơ thể có 2 roi dài để vận động và các đĩa bám với cấu tạo đặc biệt để bám lên da và mang cá. Cá thể trưởng thành có đường kính khoảng 120 µm. 

Bệnh xảy ra chủ yếu khi giao mùa vào tháng 8 đến tháng 11 và tháng 3, với tổng số 24/154 cá thể bị nhiễm, trong đó 23/154 cá bố mẹ bị chết, các cá thể này có cường độ nhiễm từ (++) đến (++++), chỉ duy nhất 1 cá thể có cường độ nhiễm (+) được cứu sống kịp thời. Điều đó, cho thấy bệnh này phát triển rất nhanh và hết sức nguy hiểm.


Bệnh Thích bào tử trùng

Tác nhân: Myxobolus sp., Ceratomyxa sp., Sphaeromyxa balbian

Dấu hiệu bệnh lý: Cá không có dấu hiệu bất thường nếu mức độ cảm nhiễm nhẹ, tuy nhiên nếu cá nhiễm cường độ cao thường biểu hiện các dấu hiệu như màu sắc cơ thể đen sậm, gầy yếu. Giải phẫu cho thấy mật cá bị bị nhạt màu và một phần gan có màu xanh khi cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng ở mật cao.

Bệnh Vi bào tử trùng

Tác nhân: Pleistophora sp.

Dấu hiệu bệnh lý: dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng. Khi giải phẫu, ở những vị trí ký sinh trùng ký sinh tạo thành các nốt sần màu nâu vàng hoặc trắng đục (Hình 6A, B) trên gan hay mô mỡ của cá.

Trong thí nghiệm này cá bị nhiễm thích bào tử trùng và vi bào tử trùng ở tỉ lệ thấp nên không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống. Tuy nhiên, khi cường độ cảm nhiễm cao sẽ làm cho cá suy nhược và có thể dẫn đến chết. Khi cá chết, bào tử từ các tế bào nhiễm phóng thích ra ngoài môi trường. Khi cá khỏe ăn phải, các bào tử này sẽ đi qua ruột vào máu đến xâm nhập vào mô/cơ quan ký sinh. 

Do đó, trong quá trình nuôi người nuôi cần chú ý đến môi trường nước, đảm bảo sạch sẽ, thay nước thường xuyên để tránh các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng gây ra thiệt hại đến kinh tế của người dân.

Đăng ngày 01/04/2020
NH Tổng Hợp
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:33 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:33 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:33 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:33 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:33 22/12/2024
Some text some message..